Hội nghị truyền hình trực tuyến còn được gọi là teleconference. Đây là từ được ghép bởi “telecommunications” và “conference”, có nghĩa là những thành viên không có mặt trực tiếp có thể tham dự cuộc họp trực tuyến thông qua các thiết bị hỗ trợ (camera, laptop, smartphone…).
Chính nhờ tính năng này mà hầu hết tổ chức, doanh nghiệp đều có thể sử dụng. Các chương trình đào tạo ở trường đại học hoặc một số trung tâm, bệnh viện lớn cũng dễ dàng triển khai hình thức này.
Là hệ thống các thiết bị âm thanh được cài đặt trong các buổi hội nghị, hội thảo để giúp cho việc tương tác giữa những người tham gia hội thảo trở nên dễ dàng và đơn giản.
Các thiết bị âm thanh thường gặp là: Loa, amply, micro, bộ điều khiển trung tâm, Trong đó:
– Loa: được dùng để truyền phát âm thanh ra bên ngoài.
– Amply: là thiết bị âm thanh được dùng để khuếch tán tín hiệu âm thanh phát ra.
– Micro: là thiết bị thu âm thanh để phát ra loa.
– Bộ điều khiển trung tâm: được dùng để điều chỉnh cường độ âm thanh, giúp âm thanh dễ chịu và phù hợp với không gian hội nghị.
Hệ thống âm thanh thông báo (hay còn gọi là âm thanh công cộng – PA system) là giải pháp quan trọng trong việc truyền tải thông tin tới một lượng lớn người tại các khu vực công cộng như trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, nhà máy, và các khu dân cư. Với khả năng phát thông báo bằng âm thanh rõ ràng, hệ thống này giúp thông tin đến với mọi người nhanh chóng và hiệu quả, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp.
Xây dựng mô hình phòng học thông minh sẽ bao gồm nhiều thiết bị công nghệ như: bảng trắng kỹ thuật số, máy tính, camera, máy chiếu, micro, loa,… Do đó, hình thức học tập của một lớp học thông minh cũng sẽ khác biệt lớn so với hình thức học truyền thống, vì người dạy có thể ứng dụng nhiều công nghệ khác nhau vào bài giảng. Một số ví dụ tiêu biểu là:.
Phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến xét xử vụ án dân sự phúc thẩm được xem là một trong những giải pháp đột phá, hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại án, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình hiện nay.
Đòi quyền sử dụng đất nhà thờ họ
Ngày 20/11, thực hiện Kế hoạch công tác kiểm sát năm 2024, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác phối hợp, nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ Kiểm sát viên, Thẩm phán hai cấp thành phố, VKSND TP Hà Nội và TAND TP Hà Nội đã phối hợp tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến, xét xử vụ án dân sự phúc thẩm về việc “Đòi quyền sử dụng đất nhà thờ họ” giữa nguyên đơn là ông Trương Văn H. (SN 1963) và bị đơn là ông Trương Tiến L. (SN 1946), cùng trú tại huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Trong vụ án này, 53 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Quang cảnh phiên tòa tại điểm cầu trung tâm phòng xử án TAND TP Hà Nội.
Phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến vụ án dân sự phúc thẩm được tổ chức tại điểm cầu trung tâm là phòng xử án TAND TP Hà Nội, được kết nối với điểm cầu VKSND TP Hà Nội và 30 điểm cầu là VKSND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội.
Theo nội dung vụ án, nhà thờ họ Trương Quý có diện tích đất 200m2, tại xã Viên Nội, huyện Ứng Hòa, Hà Nội, đã có từ nhiều đời, là tài sản chung của dòng họ, hiện chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ).
Trước năm 1950, nhà thờ có 3 gian gỗ lim, do ai xây dựng không rõ. Đến năm 1956, cụ Tr. (bố ông Trương Tiến L.) khi đó là trưởng họ và là người trông nom, thờ cúng đã xây dựng 3 gian nhà tranh bên cạnh nhà thờ họ để gia đình ở. Theo tục lệ của dòng họ, cụ Tr. và sau này là ông L., anh B. (con ông L.) đều sẽ là trưởng họ.
Đại diện Lãnh đạo 2 ngành, Phó Chánh án TAND TP Hà Nội Nguyễn Thị Hà và Phó Viện trưởng VKSND TP Hà Nội Bùi Thị Hồng Anh đồng chủ trì phiên tòa trực tuyến rút kinh nghiệm tại điểm cầu VKSND TP Hà Nội.
Đến năm 1979, cụ Tr. xin phép dòng họ chuyển hướng nhà thờ vì trước đây nhà thờ xây ngang so với thửa đất, nay xây dọc theo khổ đất, hướng quay ra ngõ. Năm 1989, cụ Tr. chết. Ông L. tiếp nhận vị trí trưởng họ. Năm 2010, vợ chồng anh B. xây nhà trên 1/2 diện tích đất nhà thờ (nhà 2 tầng, 1 tum) để ở.
Vào ngày giỗ họ năm 2019 (17/12 âm lịch), cả họ bàn bạc việc hạ giải ngôi nhà thờ cũ để xây dựng nhà thờ mới khang trang, kinh phí xây dựng do các thành viên trong họ đóng góp. Ông L. và anh B. nhất trí. Sau đó, dòng họ Trương Quý tiến hành hạ giải toàn bộ ngôi nhà thờ (các thành viên dòng họ đồng thuận và có văn bản thỏa thuận với bố con ông L.), và tiến hành xây dựng nhà thờ mới trên nền nhà thờ cũ.
Khi xây gần xong móng thì ông Trương Duy N. (em ruột ông L., đã chết năm 2021) về phản đối vì cho rằng, toàn bộ thửa đất là của gia đình cụ Tr. và không đồng ý xây nhà thờ theo hướng mới, yêu cầu xoay lại theo hướng cũ (như trước năm 1979) nên việc xây dựng nhà thờ phải dừng lại.
Hội đồng xét xử phiên tòa trực tuyến rút kinh nghiệm vụ án dân sự phúc thẩm.
Năm 2020, khi tranh chấp chưa được giải quyết vợ chồng anh B. xây thêm 1 gian nhà để cho bố, mẹ ở. Năm 2022, bà Phạm Thị H. – vợ ông L. chết. Sau đó, sự việc xây nhà thời vẫn không được giải quyết.
Ngày 10/9/2022, ông Trương Văn H. đại diện dòng họ Trương Quý khởi kiện đề nghị Tòa án buộc gia đình ông L. phải trả lại dòng họ toàn bộ thửa đất tranh chấp. Việc anh B., ông L. đã xây dựng nhà từ năm 2010 cho đến nay, dòng họ vẫn đồng ý cho sử dụng, không yêu cầu phá dỡ, di dời, bồi thường hoặc thanh toán tiền trả lại dòng họ. Phần đất còn lại và móng nhà thờ xây năm 2019, 2020 thì để dòng họ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện, kể cả phần sân phía trước.
Bản án sơ thẩm số 13/2024/DSST ngày 28/6/2024 của TAND huyện Ứng Hòa quyết định: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Trương Văn H. đại diện cho dòng họ Trương Quý về việc đòi quyền sử dụng đất nhà thờ họ.
Buộc hộ gia đình gồm ông L., anh B., chị H. cùng những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đứng về phía ông L. phải trả lại một phần tài sản chung cho dòng họ Trương Quý do ông Trương Văn H. đại diện là diện tích đất 47,6m2 nằm trong tổng số diện tích 200m2 đất, thuộc thửa đất số 10, TBĐ số 7, thôn Thượng, xã Viên Nội, huyện Ứng Hòa, Hà Nội (47,6m2 đất được giới hạn bởi các điểm, có kích thước các cạnh cụ thể).
Đại diện VKSND TP Hà Nội phát biểu quan điểm tại phiên tòa phúc thẩm.
Giao cho gia đình ông L., anh B,… cùng những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đứng về phía ông L. được tiếp tục sử dụng phần diện tích đất và các tài sản trên đất của ngôi nhà thứ 1 và thứ 2, diện tích 152,4m2 đất, có tổng giá trị tài sản là 1.105.106.476 đồng (152,4 m2 đất được giới hạn bởi các cạnh cụ thể, có sơ đồ kèm theo bản án). Ngoài ra, bản án còn tuyên về án phí, quyền kháng cáo của các đương sự.
Ngày 9/7/2024, ông Trương Văn H. đại diện dòng họ Trương Quý kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm. Ông H. yêu cầu Toà án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án, xác lập lại quyền sử dụng đất tại thửa đất số 10, tờ bản đồ số 7, do UBND xã Viên Nội quản lý thuộc quyền sử dụng của dòng họ Trương Quý hay thuộc quyền sử dụng của gia đình ông L.
Tòa chấp nhận đề nghị của Viện kiểm sát, sửa án sơ thẩm
Tại phiên tòa phúc thẩm, Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa đã thực hiện tốt kỹ năng điều hành phiên tòa từ khi khai mạc cho đến khi kết thúc, đặc biệt là việc điều hành tranh tụng theo đúng Hướng dẫn số 136/HD-TANDTC ngày 30/3/2017 của Chánh án TAND tối cao, về công tác tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm theo yêu cầu cải cách tư pháp.
Tại điểm cầu VKSND huyện Thạch Thất (ảnh chụp qua màn hình).
Cũng tại phiên tòa phúc thẩm, Kiểm sát viên đã kiểm sát chặt chẽ hoạt động tuân theo pháp luật tố tụng của HĐXX, thẩm phán, thư ký phiên tòa và việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng; đồng thời tham gia hỏi các bên đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; đặt các câu hỏi rõ ràng, có trọng tâm.
Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm đã phản ánh đầy đủ việc chấp hành pháp luật của Thẩm phán, HĐXX, người tham gia tố tụng. Về nội dung bản án dân sự sơ thẩm, đề nghị chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là có căn cứ.
VKSND TP Hà Nội nhận định, Bản án dân sự sơ thẩm của TAND huyện Ứng Hòa có sai sót khi quyết định không ghi rõ quyền sử dụng diện tích 47,6m2 đất của dòng họ Trương Quý và phần đất còn lại thuộc quyền sử dụng của những người thừa kế của cụ Tr. và cụ H. trong tổng số diện tích 200m2 đất… và có sai sót không xác định quyền, nghĩa vụ của các bên đương sự thực hiện việc kê khai, đăng ký cấp GCN QSDĐ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, để tránh việc tranh chấp không đáng có về sau. Do đó, VKSND TP Hà Nội đề nghị HĐXX phúc thẩm áp dụng Khoản 2 Điều 308 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, sửa một phần bản án sơ thẩm. Quan điểm của Viện kiểm sát đã được HĐXX phúc thẩm chấp nhận.
Nhiều tài liệu trong hồ sơ vụ án được Hội đồng xét xử trình chiếu tại phiên tòa.
Căn cứ vào tài liệu, hồ sơ vụ án, lời khai của các đương sự tại phiên tòa, đề nghị của đại diện VKSND TP Hà Nội, HĐXX phúc thẩm TAND TP Hà Nội đã quyết định chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo củ dòng họ Trương Quý do ông H. đại diện. Sửa một phần Bản án dân sự sơ thẩm số 13/2024/DS-ST ngày 28/6/2023 của TAND huyện Ứng Hoà, cụ thể:
1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của dòng họ Trương Quý do ông Trương Văn H. đại diện đối với ông ông Trương Tiến L. về việc đòi quyền sử dụng đất nhà thờ họ.
2. Xác định tại diện tích 200m2 thuộc thửa đất số 10, tờ bản đồ số 7 tại thôn Thượng, xã Viên Nội, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội (có sơ đồ kèm theo bản án): Dòng họ Trương Quý được quyền sử dụng diện tích đất 47,6 m2 (được giới hạn bởi các điểm mốc giới cụ thể); Người thừa kế của cụ Tr. và cụ H. được quyền sử dụng phần đất còn lại có diện tích 152,4 m2 (được giới hạn bởi các điểm mốc giới cụ thể);
Buộc ông L., và các con gồm anh B., chị H… cùng những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đứng về phía ông L. phải trả lại 47,6 m2 đất nêu trên cho dòng họ Trương Quý do ông H. đại diện
3. Dòng họ Trương Quý do ông H. đại diện, người thừa kế của cụ Tr. Và cụ H. có quyền, nghĩa vụ thực hiện việc kê khai, đăng ký cấp GCN QSDĐ được quyền sử dụng nêu trên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Các đương sự đứng nghe đại diện Viện kiểm sát phát biểu quan điểm giải quyết vụ án (ảnh chụp qua màn hình).
4. Quyền, nghĩa vụ khi thi hành án (THA) dân sự: Trường hợp bản án, quyết định được THA theo quy định tại Điều 2 Luật THA dân sự thì người được THA dân sự, người phải THA dân sự có quyền thoả thuận THA, quyền yêu cầu THA, tự nguyện THA hoặc bị cưỡng chế THA theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật THA dân sự; thời hiệu THA được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật THA dân sự.
Ngoài ra, HĐXX phúc thẩm còn tuyên về án phí. Ông L. được miễn án phí dân sự sơ thẩm; Dòng họ Trương Quý do ông H. đại diện không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Chuẩn bị kỹ ngay từ tiêu chí lựa chọn vụ án
Kết thúc phiên tòa, Phó Chánh án TAND TP Hà Nội Nguyễn Thị Hà và Phó Viện trưởng VKSND TP Hà Nội Bùi Thị Hồng Anh, đại diện Lãnh đạo 2 ngành, đồng chủ trì phiên tòa trực tuyến rút kinh nghiệm đánh giá, phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến được tổ chức chu đáo, bài bản, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ tiêu chí lựa chọn vụ án.
Nguyên đơn, ông Trương Văn H. trình bày trước tòa (ảnh chụp qua màn hình).
Theo Phó Viện trưởng VKSND TP Hà Nội Bùi Thị Hồng Anh, việc tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến, xét xử vụ án dân sự phúc thẩm nhằm giúp cho đội ngũ Lãnh đạo, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên VKSND hai cấp TP Hà Nội tích lũy thêm kinh nghiệm, kỹ năng xét hỏi, tranh tụng và ứng xử tại phiên tòa. Qua đó, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn cho đội ngũ Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, chuyên viên VKSND hai cấp, góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay.
Qua phiên tòa cho thấy, Kiểm sát viên và Thẩm phán đều đã có sự chuẩn bị chu đáo, nghiên cứu hồ sơ kỹ lưỡng, đặt câu hỏi với các đương sự và phát biểu quan điểm, nhận định về vụ án. Sự phối hợp giữa Kiểm sát viên và Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ án hiệu quả, theo quy chế phối hợp giữa 2 ngành trong công tác giải quyết án dân sự.
Hội đồng xét xử tuyên án (ảnh chụp qua màn hình).
Theo đánh giá đại diện Lãnh đạo 2 ngành, phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến được tổ chức theo đúng trình tự pháp luật quy định, đầy đủ thành phần và diễn ra nghiêm túc. Việc tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm theo hình thức trực tuyến đã tăng cường mối quan hệ phối hợp công tác giữa VKSND và TAND hai cấp TP Hà Nội. Đây được xem là một trong những giải pháp đột phá, hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình hiện nay.
Đại diện Lãnh đạo 2 ngành cũng yêu cầu các Thẩm phán, Thư ký Tòa dân sự, Lãnh đạo Phòng 9, Phòng 10, các Kiểm sát viên, cán bộ, công chức làm công tác giải quyết án dân sự thuộc VKSND, TAND cấp huyện tham gia đóng góp ý kiến đối với Kiểm sát viên, Thẩm phán, Thư ký phiên tòa, HĐXX về những ưu điểm, tồn tại trong quá trình xét xử vụ án, để cùng rút kinh nghiệm chung.
Hội nghị truyền hình trực tuyến còn được gọi là teleconference. Đây là từ được ghép bởi “telecommunications” và “conference”, có nghĩa là những thành viên không có mặt trực tiếp có thể tham dự cuộc họp trực tuyến thông qua các thiết bị hỗ trợ (camera, laptop, smartphone…).
Chính nhờ tính năng này mà hầu hết tổ chức, doanh nghiệp đều có thể sử dụng. Các chương trình đào tạo ở trường đại học hoặc một số trung tâm, bệnh viện lớn cũng dễ dàng triển khai hình thức này.
Là hệ thống các thiết bị âm thanh được cài đặt trong các buổi hội nghị, hội thảo để giúp cho việc tương tác giữa những người tham gia hội thảo trở nên dễ dàng và đơn giản.
Các thiết bị âm thanh thường gặp là: Loa, amply, micro, bộ điều khiển trung tâm, Trong đó:
– Loa: được dùng để truyền phát âm thanh ra bên ngoài.
– Amply: là thiết bị âm thanh được dùng để khuếch tán tín hiệu âm thanh phát ra.
– Micro: là thiết bị thu âm thanh để phát ra loa.
– Bộ điều khiển trung tâm: được dùng để điều chỉnh cường độ âm thanh, giúp âm thanh dễ chịu và phù hợp với không gian hội nghị.
Hệ thống âm thanh thông báo (hay còn gọi là âm thanh công cộng – PA system) là giải pháp quan trọng trong việc truyền tải thông tin tới một lượng lớn người tại các khu vực công cộng như trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, nhà máy, và các khu dân cư. Với khả năng phát thông báo bằng âm thanh rõ ràng, hệ thống này giúp thông tin đến với mọi người nhanh chóng và hiệu quả, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp.
Xây dựng mô hình phòng học thông minh sẽ bao gồm nhiều thiết bị công nghệ như: bảng trắng kỹ thuật số, máy tính, camera, máy chiếu, micro, loa,… Do đó, hình thức học tập của một lớp học thông minh cũng sẽ khác biệt lớn so với hình thức học truyền thống, vì người dạy có thể ứng dụng nhiều công nghệ khác nhau vào bài giảng. Một số ví dụ tiêu biểu là:.