Hội nghị truyền hình trực tuyến còn được gọi là teleconference. Đây là từ được ghép bởi “telecommunications” và “conference”, có nghĩa là những thành viên không có mặt trực tiếp có thể tham dự cuộc họp trực tuyến thông qua các thiết bị hỗ trợ (camera, laptop, smartphone…).
Chính nhờ tính năng này mà hầu hết tổ chức, doanh nghiệp đều có thể sử dụng. Các chương trình đào tạo ở trường đại học hoặc một số trung tâm, bệnh viện lớn cũng dễ dàng triển khai hình thức này.
Là hệ thống các thiết bị âm thanh được cài đặt trong các buổi hội nghị, hội thảo để giúp cho việc tương tác giữa những người tham gia hội thảo trở nên dễ dàng và đơn giản.
Các thiết bị âm thanh thường gặp là: Loa, amply, micro, bộ điều khiển trung tâm, Trong đó:
– Loa: được dùng để truyền phát âm thanh ra bên ngoài.
– Amply: là thiết bị âm thanh được dùng để khuếch tán tín hiệu âm thanh phát ra.
– Micro: là thiết bị thu âm thanh để phát ra loa.
– Bộ điều khiển trung tâm: được dùng để điều chỉnh cường độ âm thanh, giúp âm thanh dễ chịu và phù hợp với không gian hội nghị.
Hệ thống âm thanh thông báo (hay còn gọi là âm thanh công cộng – PA system) là giải pháp quan trọng trong việc truyền tải thông tin tới một lượng lớn người tại các khu vực công cộng như trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, nhà máy, và các khu dân cư. Với khả năng phát thông báo bằng âm thanh rõ ràng, hệ thống này giúp thông tin đến với mọi người nhanh chóng và hiệu quả, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp.
Xây dựng mô hình phòng học thông minh sẽ bao gồm nhiều thiết bị công nghệ như: bảng trắng kỹ thuật số, máy tính, camera, máy chiếu, micro, loa,… Do đó, hình thức học tập của một lớp học thông minh cũng sẽ khác biệt lớn so với hình thức học truyền thống, vì người dạy có thể ứng dụng nhiều công nghệ khác nhau vào bài giảng. Một số ví dụ tiêu biểu là:.
Thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã tập trung đẩy mạnh công tác chuyển đổi số (CĐS) trên nhiều lĩnh vực. Qua đó, mở ra hướng đi mới, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Thực hiện chủ đề CĐS năm 2024 “Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT), số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số-Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững”, toàn tỉnh đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, tạo đồng thuận trong xã hội và toàn hệ thống chính trị về thực hiện nhiệm vụ CĐS.
Mặt khác, tỉnh còn chú trọng đến công tác xây dựng, phát triển nguồn nhân lực CNTT. Hiện, toàn tỉnh có 97,6% cán bộ, công chức, viên chức đã qua đào tạo, bồi dưỡng về CNTT, 6 cơ quan cấp tỉnh có đơn vị chuyên trách CNTT, 100% sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về lĩnh vực CNTT.
Hạ tầng viễn thông, trạm thu phát sóng thông tin di động và cáp quang internet băng rộng tiếp tục phát triển, bảo đảm phủ sóng cả miền núi, vùng sâu, vùng xa. Mạng truyền số liệu chuyên dùng được triển khai, duy trì đến 180 cơ quan hành chính các cấp. Trung tâm dữ liệu điện tử của tỉnh đã hoàn thành việc nâng cấp theo kế hoạch, bảo đảm hạ tầng phục vụ cho 12 nền tảng, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu (CSDL) dùng chung của tỉnh và 12 hệ thống thông tin, phần mềm chuyên ngành của các cơ quan, đơn vị. Hệ thống hội nghị truyền hình chuyên dùng của tỉnh duy trì ổn định, bảo đảm kết nối thông suốt từ Trung ương đến cấp xã. Riêng trong quý I/2024 đã kết nối, phục vụ 36 cuộc họp trực tuyến các cấp, giúp các ngành, địa phương, đơn vị tiết kiệm chi phí đi lại, chi phí tổ chức họp, hội nghị.
Ngành Giáo dục – Đào tạo tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm đổi mới giáo dục.
Trung tâm điều hành thông minh (IOC) tỉnh tiếp tục duy trì, thử nghiệm, thí điểm 10 phần mềm, dịch vụ đô thị thông minh. Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) đã duy trì kết nối và cung cấp tiện ích “Tra cứu thông tin công dân từ CSDL quốc gia về dân cư”. Hệ thống quản lý văn bản và điều hành được cập nhật, bổ sung bảng mã định danh cơ quan, đơn vị trong tỉnh, Trung ương và các địa phương phục vụ cho việc kết nối, liên thông gửi, nhận văn bản. Tỷ lệ văn bản, hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng tại cơ quan cấp tỉnh là 96%, cấp huyện 90%, cấp xã 76%…
Kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển, thu hút sự quan tâm của các tổ chức, doanh nghiệp. Người dân đã tăng cường tiếp cận, rèn luyện kỹ năng số để sử dụng các dịch vụ số, từ đó, hình thành các mối quan hệ mới trong môi trường số.
Các ngành, lĩnh vực đều có bước chuyển mình trên không gian số. Công an tỉnh tích cực hướng dẫn công dân sử dụng các tiện ích của ứng dụng VNeID, như: Tích hợp thông tin, giấy tờ, thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT)… Đến nay, 185/185 cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh triển khai tiếp đón người bệnh đăng ký khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng thẻ căn cước công dân; 8/8 đơn vị y tế đủ điều kiện triển khai cấp giấy khám sức khỏe điện tử… Ngành Lao động-Thương binh và Xã hội triển khai chi trả trợ cấp không dùng tiền mặt trong thực hiện chính sách an sinh xã hội cho các đối tượng thụ hưởng bằng nguồn ngân sách nhà nước…
Sở Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) là một trong những đơn vị triển khai, thực hiện tốt công tác CĐS trên nhiều lĩnh vực. Ngoài việc đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, học sinh trong toàn ngành về vai trò, lợi ích của CĐS, ngành GD-ĐT còn quan tâm đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, chú trọng ứng dụng CNTT trong các hoạt động.
Ngành có đủ thiết bị hỗ trợ họp, hội nghị trực tuyến, phục vụ các cuộc họp thường kỳ, đột xuất của Bộ GD-ĐT, UBND tỉnh với sở, giữa sở với các đơn vị trực thuộc; có hệ thống máy chủ riêng phục vụ công tác công bố điểm thi tốt nghiệp THPT, phục vụ lưu trữ dữ liệu phần mềm số hóa. Hiện tại, hạ tầng kỹ thuật của các cơ sở giáo dục (CSGD) cơ bản đáp ứng nhu cầu triển khai ứng dụng, sử dụng các hệ thống thông tin, phần mềm phục vụ quản lý, dạy và học. Các đơn vị đã sử dụng có hiệu quả hệ thống thông tin, CSDL dùng chung, chuyên ngành…
Giám đốc Sở GD-ĐT Đặng Ngọc Tuấn cho hay: Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, đến nay, 100% hồ sơ, TTHC được số hóa theo quy định, tiếp nhận trực tuyến 100% hồ sơ TTHC. Sở đã chỉ đạo các đơn vị, CSGD phối hợp với lực lượng Công an đẩy mạnh việc cấp căn cước công dân cho học sinh. Ngành cũng tập trung hoạt động nhằm triển khai hiệu quả dịch vụ công thiết yếu “Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng” năm 2024, bảo đảm 100% hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT quốc gia bằng hình thức trực tuyến. Hiện, đã có 294/575 (trên 51%) CSGD sử dụng phần mềm, ứng dụng để thanh toán trực tuyến…
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện CĐS của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh còn tồn tại không ít khó khăn, bất cập, như: Người dân và doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều đến việc thực hiện dịch vụ công toàn trình, sử dụng hạ tầng, nền tảng số chưa nhiều, chưa đồng bộ, liên thông. Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ mới còn hạn chế.
Cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp CĐS chưa đủ mạnh, các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư ứng dụng CĐS trong sản xuất, kinh doanh. Hạ tầng mạng kết nối internet băng rộng tại một số địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa chưa được phủ toàn diện hoặc chưa bảo đảm chất lượng. Ứng dụng CNTT, công nghệ số tại nhiều cơ quan, đơn vị chưa có chiều sâu, chưa quan tâm nhiều đến số hóa dữ liệu và tận dụng việc ứng dụng công nghệ để cải cách, đổi mới quy trình làm việc, cách thức phục vụ…
Xác định CĐS là xu thế, thời cơ, cũng như động lực tạo đột phá trong phát triển, toàn tỉnh tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nhằm tạo ra bước đột phá trong cải cách hành chính, phát triển thương mại điện tử để CĐS trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển tại địa phương.
Để triển khai tốt nhiệm vụ chuyển đổi số, tại phiên họp triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số quý II/2024 (ngày 19/4), Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thắng, Trưởng ban Chỉ đạo CĐS tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án 06 yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương bám sát mục tiêu nhiệm vụ về CĐS, Đề án 06 trong năm 2024 và giai đoạn 2021-2025 để triển khai phù hợp với tình hình thực tế. Theo đó, toàn tỉnh tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nhằm nâng cao khả năng tự thực hiện DVCTT của công dân; thực hiện số hóa hồ sơ, dữ liệu chuyên ngành, kết nối với CSDL quốc gia về dân cư; đẩy mạnh tiến độ rà soát, tái cấu trúc quy trình điện tử; nâng cao hiệu quả cung cấp DVCTT, thanh toán trực tuyến, số hóa TTHC; xây dựng CSDL chuyên ngành, phát triển dữ liệu số để thúc đẩy phát triển chính quyền số, dẫn dắt kinh tế số, xã hội số tiếp tục phát triển.
Hội nghị truyền hình trực tuyến còn được gọi là teleconference. Đây là từ được ghép bởi “telecommunications” và “conference”, có nghĩa là những thành viên không có mặt trực tiếp có thể tham dự cuộc họp trực tuyến thông qua các thiết bị hỗ trợ (camera, laptop, smartphone…).
Chính nhờ tính năng này mà hầu hết tổ chức, doanh nghiệp đều có thể sử dụng. Các chương trình đào tạo ở trường đại học hoặc một số trung tâm, bệnh viện lớn cũng dễ dàng triển khai hình thức này.
Là hệ thống các thiết bị âm thanh được cài đặt trong các buổi hội nghị, hội thảo để giúp cho việc tương tác giữa những người tham gia hội thảo trở nên dễ dàng và đơn giản.
Các thiết bị âm thanh thường gặp là: Loa, amply, micro, bộ điều khiển trung tâm, Trong đó:
– Loa: được dùng để truyền phát âm thanh ra bên ngoài.
– Amply: là thiết bị âm thanh được dùng để khuếch tán tín hiệu âm thanh phát ra.
– Micro: là thiết bị thu âm thanh để phát ra loa.
– Bộ điều khiển trung tâm: được dùng để điều chỉnh cường độ âm thanh, giúp âm thanh dễ chịu và phù hợp với không gian hội nghị.
Hệ thống âm thanh thông báo (hay còn gọi là âm thanh công cộng – PA system) là giải pháp quan trọng trong việc truyền tải thông tin tới một lượng lớn người tại các khu vực công cộng như trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, nhà máy, và các khu dân cư. Với khả năng phát thông báo bằng âm thanh rõ ràng, hệ thống này giúp thông tin đến với mọi người nhanh chóng và hiệu quả, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp.
Xây dựng mô hình phòng học thông minh sẽ bao gồm nhiều thiết bị công nghệ như: bảng trắng kỹ thuật số, máy tính, camera, máy chiếu, micro, loa,… Do đó, hình thức học tập của một lớp học thông minh cũng sẽ khác biệt lớn so với hình thức học truyền thống, vì người dạy có thể ứng dụng nhiều công nghệ khác nhau vào bài giảng. Một số ví dụ tiêu biểu là:.