Phân biệt Cách âm – Tiêu âm để xây dựng âm thanh hội thảo hiệu quả

Phân biệt Cách âm và Tiêu âm để xây dựng âm thanh hội thảo hiệu quả

Cách âm và tiêu âm đều là hai giải pháp xử lý âm thanh nhằm xây dựng hệ thống âm thanh chuyên nghiệp. Hai giải pháp này thường kết hợp, bổ sung cho nhau để hoàn thiện hệ thống âm thanh hiệu quả cho những công trình lớn. Đây cũng là hai khái niệm quan trọng trong ngành âm thanh hội thảo.

Kết quả hình ảnh cho âm thanh hội trường

1. Cách âm và Tiêu âm là gì?

Tiêu âm  là việc làm cho âm thanh trong phòng kín không bị ù, vang, đọng âm thanh, làm tan biến mất những âm thanh dội lại, tạo ra chất lượng âm thanh tốt, trong và rõ nét.

Cách âm là việc tách biệt âm thanh bên trong và bên ngoài, để người trong phòng không nghe thấy những âm thanh từ bên ngoài, cũng như để âm thanh trong phòng không lọt ra bên ngoài.

cah am la gi tieu am la gi

2. Cách xử lý tiêu âm cho hội trường:

Xử lý trần: Trong các thính phòng, hội trường lớn, có trần cao, tiếng dội nhại và tiếng dội khó chịu có thể tạo thành khi âm phản xạ từ trần đến thính giả ngồi phía trước. Bằng cách vát nghiêng trần, đổi hướng phản xạ, chúng ta có thể tránh được hiện tượng này.

Nhiều hội trường sử dụng mặt trần có dạng cong lõm, điều đó có thể xảy ra hội tụ âm. Để khắc phục hiện tượng này có thể điều chỉnh hợp lý bán kính cong so với chiều cao của phòng hoặc sử dụng các cấu kiện chu kỳ dạng cong lồi như ban công, các ghế lô, phòng nhóm.

Xử lý tường hậu khán giả: Âm thanh phản xạ dễ quay trở về thính giả ngồi phía trước thời gian trễ lớn, gây ra tiếng dội. Ta có thể khắc phục bằng các biện pháp:

 – Dùng vật liệu hút âm

– Tạo phản xạ khuếch tán (lớp ngoài là tấm hở và lớp trong sử dụng cấu tạo khuếch tán);

 – Hoặc tạo phản xạ âm có lợi (kết cấu vát nghiêng tạo phản xạ âm xuống sàn kết hợp thảm trải sàn hỗ trợ hút âm)

Xử lý tường bao:  Bố trí vật liệu âm thanh được chia thành các dải nhỏ và bố trí phân tán đều trên các bề mặt của phòng thì trường âm trong phòng sẽ tắt dần một cách đều đặn, biểu hiện của một trường âm khuếch tán cao

Xử lý sàn: – Nâng cao vị trí của nguồn âm. – Nâng cao độ dốc sàn ngồi. Độ dốc sàn càng lớn, càng giảm bớt sự hút âm thính giả. Điều này giải thích vì sao trong các giảng đường có độ dốc sàn lớn và tại các hàng ghế đầu tiên của ban công phòng thính giả thường đạt được độ rõ rất cao.

cach am la gi tieu am la gi

3. Cách xử lý cách âm cho hội trường:

Xử lý trần cách âm: Hội trường có trần cách âm tốt thường phải có vật liệu đặc, chắc như vách thạch cao, gạch, vữa… Ngoài ra, kết cấu không liên tục, chẳng hạn như hệ khung đặt so le nhau hoặc hệ khung đôi cũng có tác dụng cách âm.

Thi công cách âm cho cửa sổ và cửa đi : xử lý tất cả các khe hở để đảm bảo âm thanh không lọt qua được. Khe cửa, cạnh cửa cần gắn dải cao su hoặc xốp để giảm tiếng ồn do va đập và niêm kín các nguồn rò rỉ âm thanh.


Ngoài đảm bảo xử lý các vấn đề cách âm, tiêu âm trong phòng họp, các doanh nghiệp, tổ chức cũng cần chú ý đến việc lựa chọn sử dụng các thiết bị âm thanh phù hợp với yêu cầu về không gian, diện tích, tính năng, công suất hội trường, nhằm xây dựng hệ thống âm thanh hội trường chuyên nghiệp, hiệu quả cao.

Vui lòng liên hệ theo hotline 0969 57 6161 để được tư vấn các thiết bị và giải pháp tốt nhất!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *