Hội nghị truyền hình trực tuyến còn được gọi là teleconference. Đây là từ được ghép bởi “telecommunications” và “conference”, có nghĩa là những thành viên không có mặt trực tiếp có thể tham dự cuộc họp trực tuyến thông qua các thiết bị hỗ trợ (camera, laptop, smartphone…).
Chính nhờ tính năng này mà hầu hết tổ chức, doanh nghiệp đều có thể sử dụng. Các chương trình đào tạo ở trường đại học hoặc một số trung tâm, bệnh viện lớn cũng dễ dàng triển khai hình thức này.
Là hệ thống các thiết bị âm thanh được cài đặt trong các buổi hội nghị, hội thảo để giúp cho việc tương tác giữa những người tham gia hội thảo trở nên dễ dàng và đơn giản.
Các thiết bị âm thanh thường gặp là: Loa, amply, micro, bộ điều khiển trung tâm, Trong đó:
– Loa: được dùng để truyền phát âm thanh ra bên ngoài.
– Amply: là thiết bị âm thanh được dùng để khuếch tán tín hiệu âm thanh phát ra.
– Micro: là thiết bị thu âm thanh để phát ra loa.
– Bộ điều khiển trung tâm: được dùng để điều chỉnh cường độ âm thanh, giúp âm thanh dễ chịu và phù hợp với không gian hội nghị.
Hệ thống âm thanh thông báo (hay còn gọi là âm thanh công cộng – PA system) là giải pháp quan trọng trong việc truyền tải thông tin tới một lượng lớn người tại các khu vực công cộng như trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, nhà máy, và các khu dân cư. Với khả năng phát thông báo bằng âm thanh rõ ràng, hệ thống này giúp thông tin đến với mọi người nhanh chóng và hiệu quả, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp.
Xây dựng mô hình phòng học thông minh sẽ bao gồm nhiều thiết bị công nghệ như: bảng trắng kỹ thuật số, máy tính, camera, máy chiếu, micro, loa,… Do đó, hình thức học tập của một lớp học thông minh cũng sẽ khác biệt lớn so với hình thức học truyền thống, vì người dạy có thể ứng dụng nhiều công nghệ khác nhau vào bài giảng. Một số ví dụ tiêu biểu là:.
Tính năng Auto Voice Tracking trong hội nghị truyền hình
Auto Voice Tracking (Tự động quay camera về phía người phát biểu) trong hội thảo trực tuyếnlà một tính năng tiện ích trong việc tự động hóa điều chỉnh camera, giúp cho người dùng khi tham gia hội thảo trực tuyến có trải nghiệm tốt hơn và tiết kiệm thời gian hơn.
Tự động quay camera về phía người phát biểu có nghĩa là camera sẽ xác định người hiện đang nói trong phòng và tập trung vào người đó cho đến khi người đó dừng lại. Nó cho phép người phát biểu dù ở xa camera vẫn có thể được được thấy rõ nét hơn.
Các camera hội nghị truyền hình mà chúng ta sử dụng trước đây cũng có thể ghi lại toàn bộ phòng hội nghị và tất cả những người tham gia, nhưng những người tham gia ở xa sẽ xuất hiện rất nhỏ trên màn hình hoặc sẽ tốn thời gian và cần một người để điều chỉnh thủ công camera quay và tập trung về vị trí của họ. Tình trạng này rất phổ biến đặc biệt là trong các phòng hội thảo vừa và lớn. Camera hội nghị truyền hình với tính năng Auto Voice Tracking có thể giải quyết vấn đề này.
Cách thức hoạt động của tính năng Auto Voice Tracking
Auto Voice Tracking hoạt động bằng cách kết hợp micrô và camera. Micrô và camera cần phải hoạt động cùng nhau để có kết quả tối ưu. Tính năng Auto Voice Tracking sử dụng các công nghệ nhận dạng giọng nói để xác định vị trí của người phát biểu. Khi có người bắt đầu nói, micro sẽ bắt đầu thu âm giọng nói, tính năng Auto Voice Tracking sử dụng các thuật toán giải mã giọng nói để phân tích và xác định vị trí của người đang nói.
Khi tính năng Auto Voice Tracking đã xác định được vị trí của người phát biểu, nó sẽ gửi tín hiệu đến hệ thống điều khiển để điều chỉnh camera. Hệ thống điều khiển này thường được tích hợp trực tiếp vào camera hoặc được sử dụng thông qua các phần mềm, bộ điều khiển camera. Sau đó, camera sẽ tự động xoay, điều chỉnh lên, xuống và thu phóng vật lý hoặc kỹ thuật số tùy theo vị trí của nguồn âm thanh để tập trung zoom vào người đang nói.
Bất kể người phát biểu ở xa hay gần camera, mọi người đều có thể nhìn rõ mặt và cử chỉ hành động của họ mà không cần phải tìm kiếm và điều chỉnh camera thủ công. Nếu người phát biểu di chuyển trong phạm vị tầm nhìn của camera thì camera cũng sẽ tự động điều chỉnh để ống kính luôn tập trung vào người đó.
Camera sẽ tiếp tục tập trung vào người đó cho đến khi phát hiện được người phát biểu mới và camera sẽ chuyển tiêu điểm sang người đó. Thông thường, nếu không có ai nói trong một lúc, camera sẽ tự động thu nhỏ và lấy khung hình của toàn bộ nhóm hoặc phòng họp.
Tính năng Auto Voice Tracking được ứng dụng không chỉ trong các buổi hội nghị truyền hình, các cuộc họp trực tuyến mà nó còn được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác như: quay video livestream, quay phim, dạy học từ xa…
Các giải pháp thiết bị cho phòng họp trực tuyến sử dụng tính năng Auto Voice Tracking
1. Kết hợp camera với micro đa hướng:
Với giải pháp này, người dùng có thể sử dụng các thiết bị video bar có tính năng Auto Voice Tracking thiết kế dạng All in one gồm camera, loa và micro đa hướng nhưTezag SB5 M1000B, Tezag TC500, Logitech Rally, Poly Studio, Maxhub UC S15, Minrray VM460 … Giải pháp này thường được sử dụng cho các phòng họp vừa và nhỏ với số lượng người tham gia trong phòng họp khoảng 15 – 30 do khả năng mở rộng của loa và micro đa hướng bị hạn chế.
2. Kết hợp camera với micro hội thảo (micro cổ ngỗng):
Giải pháp này thường được sử dụng cho phòng hội trường lớn, kết hợp một hoặc nhiều camera với hệ thống micro cổ ngỗng. Khi một người nhấn nút phát biểu trên micro (hoặc nói vào micro có tính năng tự bật khi có người phát biểu) thì micro sẽ gửi tín hiệu đến bộ điều khiển trung tâm. Lúc này bộ điều khiển sẽ điều khiển camera quay về phía micro vừa được bật, tập trung lấy hình ảnh tại đó cho đến khi người đó ngừng nói. Nếu trong phòng có nhiều camera thì bộ điều khiển sẽ lựa chọn camera phù hợp để có được hình ảnh sắc nét, rõ ràng nhất của người đang phát biểu.
Kết luận:
Có thể thấy Auto Voice Tracking trong hội thảo trực tuyến là một ứng dụng tiện ích trong việc tự động hoá điều chỉnh camera, giúp người dùng có trải nghiệm tốt hơn khi tham gia các cuộc họp hay lớp học trực tuyến . Tuy nhiên, tính năng này vẫn còn có một số hạn chế nhất định. Ví dụ như khi có nhiều người phát biểu cùng lúc, tính năng này có thể gặp khó khăn trong việc xác định được người nào cần theo dấu. Ngoài ra, khi người phát biểu di chuyển nhanh hoặc không có trong khung hình trong một khoảng thời gian dài, tính năng cũng có thể gặp khó khăn trong việc điều chỉnh camera đúng vị trí.
Hội nghị truyền hình trực tuyến còn được gọi là teleconference. Đây là từ được ghép bởi “telecommunications” và “conference”, có nghĩa là những thành viên không có mặt trực tiếp có thể tham dự cuộc họp trực tuyến thông qua các thiết bị hỗ trợ (camera, laptop, smartphone…).
Chính nhờ tính năng này mà hầu hết tổ chức, doanh nghiệp đều có thể sử dụng. Các chương trình đào tạo ở trường đại học hoặc một số trung tâm, bệnh viện lớn cũng dễ dàng triển khai hình thức này.
Là hệ thống các thiết bị âm thanh được cài đặt trong các buổi hội nghị, hội thảo để giúp cho việc tương tác giữa những người tham gia hội thảo trở nên dễ dàng và đơn giản.
Các thiết bị âm thanh thường gặp là: Loa, amply, micro, bộ điều khiển trung tâm, Trong đó:
– Loa: được dùng để truyền phát âm thanh ra bên ngoài.
– Amply: là thiết bị âm thanh được dùng để khuếch tán tín hiệu âm thanh phát ra.
– Micro: là thiết bị thu âm thanh để phát ra loa.
– Bộ điều khiển trung tâm: được dùng để điều chỉnh cường độ âm thanh, giúp âm thanh dễ chịu và phù hợp với không gian hội nghị.
Hệ thống âm thanh thông báo (hay còn gọi là âm thanh công cộng – PA system) là giải pháp quan trọng trong việc truyền tải thông tin tới một lượng lớn người tại các khu vực công cộng như trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, nhà máy, và các khu dân cư. Với khả năng phát thông báo bằng âm thanh rõ ràng, hệ thống này giúp thông tin đến với mọi người nhanh chóng và hiệu quả, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp.
Xây dựng mô hình phòng học thông minh sẽ bao gồm nhiều thiết bị công nghệ như: bảng trắng kỹ thuật số, máy tính, camera, máy chiếu, micro, loa,… Do đó, hình thức học tập của một lớp học thông minh cũng sẽ khác biệt lớn so với hình thức học truyền thống, vì người dạy có thể ứng dụng nhiều công nghệ khác nhau vào bài giảng. Một số ví dụ tiêu biểu là:.