Lớp học thông minh là một mô hình đang được thảo luận nhiều trong thời gian gần đây, nhiều cơ sở giáo dục đã bắt đầu cải tiến, đi theo bước chân của xu thế này. Vậy, mô hình này là gì và có những hiệu quả như thế nào? Hãy cùng Nhất Nam cập nhật xu hướng tương lai trong bài viết dưới đây nhé!
1. Lớp học thông minh là gì?
Lớp học thông minh hay phòng học thông minh là nơi được trang bị nhiều thiết bị công nghệ hữu hình, giúp tối ưu hóa việc giảng dạy và học tập, có thể chia thành các mức độ như:
- Mức độ phổ thông: Lớp học thông minh sẽ cung cấp hình ảnh, video sống động, kết hợp với âm thanh giúp tác động đến nhiều giác quan, nhờ đó thu hút sự chú ý và nâng cao khả năng ghi nhớ của người học.
Ví dụ: Với môn địa lý, người dạy có thể xây dựng một trò chơi ghép hình, người học sẽ ghép đặc điểm địa lý với vị trí của vùng đó trên bản đồ, giúp tổ chức một lớp học sinh động, có thể vừa học vừa chơi.
- Mức độ cao cấp: Lớp học thông minh sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) để tiến hành thí nghiệm mô phỏng cho 1 cuộc phẫu thuật y tế hoặc nghiên cứu sâu vào lòng đất, đại dương,…
2. Đặc điểm các mô hình lớp học thông minh hiện nay
Xây dựng mô hình phòng học thông minh sẽ bao gồm nhiều thiết bị công nghệ như: bảng trắng kỹ thuật số, máy tính, camera, máy chiếu, micro, loa,… Do đó, hình thức học tập của một lớp học thông minh cũng sẽ khác biệt lớn so với hình thức học truyền thống, vì người dạy có thể ứng dụng nhiều công nghệ khác nhau vào bài giảng. Một số ví dụ tiêu biểu là:
- 2.1. Cho phép người học có thể tham gia trực tiếp hoặc trực tuyến
Các mô hình lớp học thông minh sẽ được tích hợp giữa học trực tiếp và trực tuyến. Khi đó, nếu người học gặp phải khó khăn để đến lớp thì có thể học ngay tại nhà, không bị gián đoạn quá trình học tập.
Ngoài ra, các phần mềm hỗ trợ sẽ tiến hành chia nhóm thảo luận, giao câu hỏi, bài tập,… cho cả người học trực tiếp và trực tuyến, khiến người học từ xa cảm thấy như mình thực sự học tập tại lớp.
- 2.2. Sử dụng bảng trắng kỹ thuật số để giảng dạy
Sử dụng bảng trắng kỹ thuật số trong phòng học thông minh giúp thay thế chức năng viết, vẽ của bảng đen thông thường. Thêm vào đó có thể chèn video, hình ảnh, văn bản thoải mái, đồng thời có thể xây dựng các khối hình đa diện, hình đa giác, thậm chí một số phần mềm hỗ trợ còn cho phép xây dựng khối hình 3D.
Nhờ đó sẽ giúp người học có thể hình dung trực quan hơn về nội dung bài, đồng thời dễ dàng thiết kế các hoạt động tương tác với video, hình ảnh sống động, giúp nâng cao khả năng tiếp thu bài.
Ví dụ: Với phần mềm bảng trắng kỹ thuật số, người dạy có thể chèn video, hình ảnh, GIF,… vào bài giảng ngay cả khi đang giảng dạy. Nhờ đó có thể phối hợp linh hoạt để diễn giải nội dung bài học với người học, cung cấp thêm nhiều hình ảnh, nghiên cứu, thí nghiệm trực quan.
- 2.3. Sáng tạo bài giảng với nhiều phần mềm
Mô hình lớp học thông minh Màn hình tương tác thông minh có thể được cài đặt nhiều phần mềm, khi đó người dạy có thể dùng trực tiếp để sáng tạo bài giảng mà không cần thông qua kết nối máy tính như trước kia.
- 2.4. Có thể ghi hình lại bài giảng
Người học có thể học không giới hạn thời gian với những bài giảng được ghi hình lại, nhờ đó có thể nắm rõ hơn những kiến thức còn mơ hồ, đồng thời ôn lại những kiến thức đã quên.
3. Ưu và nhược điểm khi thực hiện phòng học thông minh
Phòng học thông minh hay lớp học thông minh là một xu hướng hiện đại, tuy nhiên bạn nên nhìn nhận khách quan xem mô hình này có phù hợp với cơ sở của bạn hay không. Bài viết sẽ nêu rõ ưu nhược điểm, bạn có thể tham khảo thêm dưới đây.
3.1 Ưu điểm của lớp học thông minh
- Tạo điều kiện tổ chức học tập từ xa: Lớp học thông minh giúp phá vỡ giới hạn về không gian, cho phép người học không cần đến lớp mà vẫn có thể tiếp thu kiến thức hiệu quả.
- Tối ưu hóa trải nghiệm học tập: Âm thanh sống động và hình ảnh sắc nét sẽ tác động mạnh đến các giác quan của người học, giúp quá trình học thú vị và trực quan, dễ dàng ghi nhớ kiến thức hơn.
- Hỗ trợ dạy học tương tác: Đặc trưng của dạy học tương tác là tăng sự trao đổi giữa người học và người dạy. Với giải pháp phòng học thông minh, không gian sống động sẽ tăng sự hứng thú của người học, theo đó chủ động trao đổi và tham gia xây dựng bài.
Mặt khác, người học cũng có thể sử dụng các thiết bị này để tự trình bày ý tưởng của mình, hoặc tổ chức các buổi thảo luận, trao đổi. Nhờ đó giúp văn hóa lớp học thêm cởi mở, người học sẽ càng thêm chủ động, có thể học và cải thiện thêm các kỹ năng mềm của bản thân.
- Tạo nên môi trường mới lạ, hiện đại dành cho giáo viên và học sinh: Môi trường này sẽ tạo hứng thú để học và dạy, đồng thời kích thích tính chủ động, sáng tạo của mỗi người.
- Người học và người dạy bắt kịp xu thế phát triển trong kỷ nguyên số: Các thành viên trong lớp được tiếp xúc với những công nghệ mới, nhờ đó học được cách tận dụng các thành quả công nghệ để nâng cao hiệu suất học tập và làm việc.
Người học có thể tham gia vào lớp học thông minh và tương tác trong thời gian thực.
3.2 Nhược điểm giải pháp lớp học thông minh
- Cần khoản vốn đầu tư lớn để mua trang thiết bị: Số vốn để đầu tư trang thiết bị cho phòng học thông minh sẽ lớn hơn nhiều so với lớp truyền thống, bù lại cho ra hiệu quả giảng dạy cao hơn, đồng thời một số thiết bị sẽ dùng được trong thời gian dài. Điển hình là màn hình tương tác có thể dùng được đến hơn 50.000 giờ.
- Đòi hỏi người dạy thành thạo công nghệ thông tin để có thể sử dụng các phần mềm và thiết bị: Giải pháp phòng học thông minh đòi hỏi người dạy theo kịp các công nghệ giáo dục, qua đó tận dụng để tạo bài giảng sáng tạo và tăng tương tác. Thực tế, những người dạy đạt được yêu cầu này sẽ có hiệu quả giảng dạy tốt hơn, đi đầu và nhận được nhiều cơ hội trong kỷ nguyên số.
- Hạn chế khả năng tiếp cận mô hình này với học sinh ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa: Các lớp học nông thôn với chi phí đầu tư thấp sẽ khó có thể trang bị đầu tư lớp học thông minh, do đó sẽ tạo ra khoảng cách giáo dục giữa học sinh thành thị và nông thôn.
Lớp học thông minh cần khoảng đầu tư lớn để mua trang thiết bị.
Trên đây là những ưu nhược điểm của mô hình học tập thông minh, bạn hãy nhìn nhận khách quan để có thể đưa ra giải pháp xây dựng đúng đắn. Trên thực tế, đầu tư lớp học thông minh sẽ sớm trở nên phổ biến, nguyên nhân sẽ được giải thích dưới đây.
4. 3 lý do sử dụng lớp học thông minh là xu hướng giáo dục của tương lai
Hiện nay, đã đến lúc giáo dục nên thay đổi để phù hợp với thời đại, người học thay đổi cách học, người dạy thay đổi cách dạy. Qua đó chuyển đổi mô hình từ lớp học truyền thống sang lớp học thông minh, tạo môi trường học tập thú vị và kích thích học sinh chủ động hơn.
Mặt khác, xu hướng giáo dục này còn có các đặc điểm vượt trội như:
- Không bị gián đoạn bởi các yếu tố khách quan: Nếu người học không thể đến lớp do dịch bệnh, thời tiết, thiên tai,… thì vẫn có thể học tại nhà và tham gia lớp học trong thời gian thực. Trên thực tế, việc chuyển đổi sang học trực tuyến để thích ứng với đại dịch Covid-19 đã là minh chứng cho hiệu quả duy trì giáo dục không gián đoạn của các ứng dụng công nghệ.
- Học tập không giới hạn về không gian: Người học có thể tham gia vào lớp học tại một tỉnh thành, một quốc gia khác rất xa nơi mình đang ở, tạo cơ hội để càng nhiều người tiếp cận được nền giáo dục mong muốn của mình.
- Học tập không giới hạn về thời gian: Bài giảng có thể được ghi lại, người học có thể xem bất cứ lúc nào, nhờ đó dễ dàng điều chỉnh lịch học sao cho phù hợp với thời gian biểu của mình.
Lớp học thông minh cho phép người học từ những tình thành, quốc gia khác tham gia dễ dàng.
Như vậy, lớp học thông minh sẽ phá vỡ khoảng cách về không gian, đưa giáo dục không gián đoạn đến với từng người có nhu cầu. Đồng thời còn kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm thanh, hình ảnh và nội dung giảng dạy, giúp tạo ra không gian mở, không còn gò bó như việc truyền tải một chiều, người dạy giảng và người học chép như trước đây.
Từ đó, có thể thấy, đây sẽ là xu thế thời đại, sẽ là xu hướng tương lai mà giáo dục hướng đến. Nếu bạn còn muốn tìm hiểu thêm, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhé!
Pingback: Mô hình lớp học thông minh chuyển đổi số tại Việt Nam - Kamnex