Hội nghị truyền hình trực tuyến còn được gọi là teleconference. Đây là từ được ghép bởi “telecommunications” và “conference”, có nghĩa là những thành viên không có mặt trực tiếp có thể tham dự cuộc họp trực tuyến thông qua các thiết bị hỗ trợ (camera, laptop, smartphone…).
Chính nhờ tính năng này mà hầu hết tổ chức, doanh nghiệp đều có thể sử dụng. Các chương trình đào tạo ở trường đại học hoặc một số trung tâm, bệnh viện lớn cũng dễ dàng triển khai hình thức này.
Là hệ thống các thiết bị âm thanh được cài đặt trong các buổi hội nghị, hội thảo để giúp cho việc tương tác giữa những người tham gia hội thảo trở nên dễ dàng và đơn giản.
Các thiết bị âm thanh thường gặp là: Loa, amply, micro, bộ điều khiển trung tâm, Trong đó:
– Loa: được dùng để truyền phát âm thanh ra bên ngoài.
– Amply: là thiết bị âm thanh được dùng để khuếch tán tín hiệu âm thanh phát ra.
– Micro: là thiết bị thu âm thanh để phát ra loa.
– Bộ điều khiển trung tâm: được dùng để điều chỉnh cường độ âm thanh, giúp âm thanh dễ chịu và phù hợp với không gian hội nghị.
Hệ thống âm thanh thông báo (hay còn gọi là âm thanh công cộng – PA system) là giải pháp quan trọng trong việc truyền tải thông tin tới một lượng lớn người tại các khu vực công cộng như trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, nhà máy, và các khu dân cư. Với khả năng phát thông báo bằng âm thanh rõ ràng, hệ thống này giúp thông tin đến với mọi người nhanh chóng và hiệu quả, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp.
Xây dựng mô hình phòng học thông minh sẽ bao gồm nhiều thiết bị công nghệ như: bảng trắng kỹ thuật số, máy tính, camera, máy chiếu, micro, loa,… Do đó, hình thức học tập của một lớp học thông minh cũng sẽ khác biệt lớn so với hình thức học truyền thống, vì người dạy có thể ứng dụng nhiều công nghệ khác nhau vào bài giảng. Một số ví dụ tiêu biểu là:.
TỔ CHỨC PHIÊN TÒA TRỰC TUYẾN: MỘT BƯỚC ĐỘT PHÁ TRONG CẢI CÁCH TƯ PHÁP CỦA HỆ THỐNG TÒA ÁN, HƯỚNG TỚI XÂY DỰNG TÒA ÁN ĐIỆN TỬ
Phiên tòa trực tuyến là phiên tòa được tổ chức tại phòng xử án, có sử dụng các thiết bị điện tử kết nối với nhau thông qua môi trường mạng, cho phép bị cáo, bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa tại địa điểm ngoài phòng xử án do Tòa án quyết định nhưng vẫn bảo đảm trực tiếp theo dõi đầy đủ hình ảnh, âm thanh và tham gia các trình tự, thủ tục tố tụng của phiên tòa bằng lời nói, hành vi tố tụng liên tục, công khai, vào cùng một thời điểm.
Việc tổ chức phiên tòa trực tuyến được thực hiện theo nguyên tắc chung về tổ chức phiên tòa xét xử vụ án hình sự, vụ án dân sự và vụ án hành chính được quy đinh tại Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Tố tụng hành chính. Cơ sở pháp lý quan trọng để Tòa án nhân dân thực hiện việc tổ chức phiên tòa trực tuyến là Nghị quyết số 33/2021/QH15 ngày 12/11/2021 của Quốc hội về tổ chức phiên tòa trực tuyến.
Theo Nghị quyết số 33 của Quốc hội, từ ngày 01/01/2022, Tòa án nhân dân được tổ chức xét xử trực tuyến để xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, dân sự, hành chính có tình tiết, tính chất đơn giản; tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án rõ ràng, trừ các trường hợp sau đây: vụ án hình sự, dân sự, hành chính liên quan đến bí mật nhà nước; vụ án hình sự về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật Hình sự; vụ án hình sự về một trong các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật Hình sự. Việc tổ chức phiên tòa trực tuyến phải tuân thủ các quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng và các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật; bảo đảm sự tôn nghiêm của phiên tòa.
Ngày 19/11/2021, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định số 512A/QĐ-TANDTC ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị quyết số 33/2021/QH15 về tổ chức phiên tòa trực tuyến. Theo đó, để đảm bảo việc triển khai thi hành Nghị số số 33 một cách kịp thời, thống nhất và hiệu quả, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã xác định nội dung nhiệm vụ của Tòa án các cấp về công tác phổ biến, tuyên truyền Nghị quyết số 33, văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 33; công tác xây dựng văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 33, rà soát sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; tổ chức phiên tòa mẫu, rút kinh nghiệm về xét xử trực tuyến; chuẩn bị cơ sở vật chất, kinh phí triển khai thi hành Nghị quyết số 33 và công tác hợp tác quốc tế, phối hợp với các cơ quan có liên quan đến việc thi hành Nghị quyết số 33.
Để nhanh chóng tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 33, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên tịch số 05 ngày 15/12/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tổ chức xét xử trực tuyến. Thông tư đã quy định rõ các thành phần tham gia phiên tòa cũng yêu cầu khi tham gia phiên tòa trực tuyến phải tuân thủ quy định nội quy phòng xử án; luôn để thiết bị điện tử ở trạng thái mở camera và bật âm thanh micro; khi được yêu cầu thì mới phát biểu; không được tạo các tạp âm khác trong khi thiết bị điện tử đang để chế độ mở tiếng, gây ảnh hưởng đến phiên tòa; người tham gia phiên tòa phải mặc trang phục nghiêm chỉnh; không đứng dậy hay rời đi trong thời gian xét xử khi chưa được chủ tọa phiên tòa cho phép; không chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, ghi hình có âm thanh, phát tán tài liệu hoặc phát tán thông tin tài khoản đăng nhập vào hệ thống xét xử trực tuyến, phát trực tiếp phiên tòa trên không gian mạng…
Sau khi các văn bản về tổ chức phiên tòa trực tuyến được ban hành, Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã khẩn trương phối hợp với cơ quan Công an, Viện kiểm sát và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện việc tổ chức phiên tòa trực tuyến góp phần nâng cao tỷ lệ, chất lượng giải quyết án và năm 2022 đã đạt được những kết quả bước đầu hết sức khả quan, Tòa án hai cấp trong tỉnh đã tổ chức được 39 phiên tòa trực tuyến đối với các vụ án hình sự và hành chính.
Ngay từ đầu năm 2023, Lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã chỉ đạo các đơn vị Tòa án trong tỉnh tiếp tục quan tâm công tác tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến theo tinh thần chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao là giao chỉ tiêu là Tòa án cấp tỉnh là 03 phiên tòa trực tuyến/năm, Tòa án cấp huyện là 02 phiên tòa trực tuyến/năm và đặc biệt là phải xem đây là một trong những giải pháp thiết thực góp phần nâng cao tỷ lệ và chất lượng giải quyết các loại vụ án. Do chưa được đầu tư trang thiết bị chuyên dùng để tổ chức phiên tòa trực tuyến nên các đơn vị Tòa án phải tận dụng trang thiết bị hiện có, mượn thiết bị của đơn vị bạn và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan để tổ chức thành công các phiên tòa trực tuyến. Từ ngày 01/10/2022 đến nay, các đơn vị Tòa án trong tỉnh đã tổ chức thành công 69 phiên tòa trực tuyến: Tòa án nhân dân tỉnh tổ chức được 17 phiên tòa trực tuyến (án hình sự 16 phiên tòa; án hành chính 01 phiên tòa), trong đó có 02 phiên tòa xét xử rút kinh nghiệm án hình sự, án hành chính theo kế hoạch của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh; Tòa án nhân dân cấp huyện tổ chức được 52 phiên tòa trực tuyến xét xử án hình sự. Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân tỉnh đã phối hợp thực hiện là điểm cầu thành phần đối với 22 phiên tòa xét xử trực tuyến do Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.
Qua kết quả trên cho thấy sự quyết tâm của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Sóc Trăng, khắc phục khó khăn trước mắt để đưa Nghị quyết của Quốc hội thực thi trên thực tiễn, góp phần đảm bảo tư pháp không chậm trễ, xét xử nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, tạo cơ chế thuận lợi để bị cáo, đương sự, tổ chức và cá nhân tham gia phiên tòa, giảm thiểu thời gian cho người dân, cơ quan, tổ chức khi tham gia phiên tòa, đặc biệt là tiết kiệm chi phí cho xã hội và người dân, giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy ra cho người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng có thể phát sinh từ việc đi lại đến địa điểm mở phiên tòa. Các phiên xét xử trực tuyến được Tòa án hai cấp tỉnh Sóc Trăng lên kế hoạch, chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo các điểm cầu hình ảnh, âm thanh rõ ràng, những người tiến hành tố tụng thực hiện đúng trình tự, thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật.
Việc xét xử trực tuyến có ý nghĩa đặc biệt đối với các vụ án về tội xâm hại trẻ em, kinh tế, xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người, các vụ án có nhiều người tham gia tố tụng… vì phương thức tiến hành tố tụng này cho phép bị hại, người làm chứng, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa tại các địa điểm khác nhau với sự hỗ trợ của thiết bị điện tử, qua đó góp phần bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân tốt hơn, hiệu quả hơn. Tòa án hai cấp trong tỉnh đã tổ chức thành công 68 phiên tòa xét xử trực tuyến đối với 68 vụ án hình sự với 87 bị cáo. Nổi bậc là các phiên tòa xét xử trực tuyến vụ án “Cố ý gây thương tích và Hành hạ người khác” xảy ra tại thành phố Sóc Trăng có rất nhiều người tham gia tố tụng trong đó có 14 bị hại là người dưới 18 tuổi, vụ án “Tổ chức đánh bạc và đánh bạc” xảy ra tại thành phố Sóc Trăng có rất nhiều người tham gia tố tụng trong đó có 19 bị cáo, vụ án “Giết người và Cướp tài sản” xảy ra tại huyện Long Phú có tính chất rất phức tạp, mâu thuẫn rất gay gắt, căng thẳng giữa bị cáo với gia đình nạn nhân và có khả năng xảy ra mất trật tự tại phiên tòa nếu xét xử trực tiếp…đã được tổ chức xét xử trực tuyến thành công, đảm bảo quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân.
Bên cạnh đó, việc xét xử trực tuyến các vụ án hành chính còn tạo thuận lợi cho việc tổ chức phiên tòa, hạn chế việc phải hoãn phiên tòa nhiều lần hoặc xét xử vắng mặt người bị kiện; giảm bức xúc cho người khởi kiện. Tòa án nhân dân tỉnh đã tổ chức thành công phiên tòa xét xử trực tuyến và rút kinh nghiệm kinh nghiệm theo kế hoạch của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh đối với vụ án hành chính “Khiếu kiện hành vi hành chính không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, phiên tòa diễn ra với sự tham dự đầy đủ các bên đương sự (người khởi kiện, người bị kiện) và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự với chất lượng tranh tụng tại phiên tòa rất tích cực theo tinh thần cải cách tư pháp.
Tuy nhiên, các đơn vị Tòa án trong tỉnh hiện nay còn gặp khó khăn trong công tác tổ chức xét xử trực tuyến đó là các trang thiết bị phục vụ xét xử trực tuyến của các Tòa án, cơ sở giam giữ chưa được đầu tư đồng bộ, phần lớn thiết bị là tận dụng các thiết bị từ phòng họp trực tuyến hiện có và mượn của đơn vị bạn, chuyển đổi công năng để tổ chức xét xử nên đôi lúc chất lượng đường truyền, âm thanh, hình ảnh tại thời gian xét xử trực tuyến còn hạn chế. Do đó, trong thời gian tới để tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả xét xử trực tuyến, các đơn vị Tòa án trong tỉnh cần được cấp có thẩm quyền đầu tư nguồn kinh phí để trang bị trang thiết bị chuyên dùng cho công tác tổ chức xét xử trực tuyến.
>> Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ đến số hotline: 0969.57.6161 hoặc truy cấp vào trang web: https://kamnex.com để biết thêm thông tin chi tiết.
Hội nghị truyền hình trực tuyến còn được gọi là teleconference. Đây là từ được ghép bởi “telecommunications” và “conference”, có nghĩa là những thành viên không có mặt trực tiếp có thể tham dự cuộc họp trực tuyến thông qua các thiết bị hỗ trợ (camera, laptop, smartphone…).
Chính nhờ tính năng này mà hầu hết tổ chức, doanh nghiệp đều có thể sử dụng. Các chương trình đào tạo ở trường đại học hoặc một số trung tâm, bệnh viện lớn cũng dễ dàng triển khai hình thức này.
Là hệ thống các thiết bị âm thanh được cài đặt trong các buổi hội nghị, hội thảo để giúp cho việc tương tác giữa những người tham gia hội thảo trở nên dễ dàng và đơn giản.
Các thiết bị âm thanh thường gặp là: Loa, amply, micro, bộ điều khiển trung tâm, Trong đó:
– Loa: được dùng để truyền phát âm thanh ra bên ngoài.
– Amply: là thiết bị âm thanh được dùng để khuếch tán tín hiệu âm thanh phát ra.
– Micro: là thiết bị thu âm thanh để phát ra loa.
– Bộ điều khiển trung tâm: được dùng để điều chỉnh cường độ âm thanh, giúp âm thanh dễ chịu và phù hợp với không gian hội nghị.
Hệ thống âm thanh thông báo (hay còn gọi là âm thanh công cộng – PA system) là giải pháp quan trọng trong việc truyền tải thông tin tới một lượng lớn người tại các khu vực công cộng như trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, nhà máy, và các khu dân cư. Với khả năng phát thông báo bằng âm thanh rõ ràng, hệ thống này giúp thông tin đến với mọi người nhanh chóng và hiệu quả, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp.
Xây dựng mô hình phòng học thông minh sẽ bao gồm nhiều thiết bị công nghệ như: bảng trắng kỹ thuật số, máy tính, camera, máy chiếu, micro, loa,… Do đó, hình thức học tập của một lớp học thông minh cũng sẽ khác biệt lớn so với hình thức học truyền thống, vì người dạy có thể ứng dụng nhiều công nghệ khác nhau vào bài giảng. Một số ví dụ tiêu biểu là:.