Màn hình tương tác thông minh là một thiết bị hỗ trợ hiển thị nội dung và tương tác trực tiếp với nội dung đó dễ dàng, đặc biệt phù hợp cho giảng dạy và làm việc. Tuy nhiên, câu trả lời này chưa thể giải thích rõ ràng . Vậy, màn hình tương tác là gì? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây!
1. Màn hình tương tác là gì
Màn hình tương tác (hay màn hình tương tác thông minh) là một màn hình cảm ứng cho phép người dùng thao tác trực tiếp bằng ngón tay hoặc bút, tương tự như một máy tính bảng cỡ lớn. Thiết bị này được xem là sự kết hợp giữa màn hình LCD, máy chiếu, máy tính, hỗ trợ tối ưu cho các công việc giảng dạy, thuyết trình,…
Đặc điểm của màn hình tương tác thông minh là có khả năng kết nối Internet, hiển thị tốt các tệp tin đa phương tiện, dễ dàng kết nối với các thiết bị di động qua phần mềm,…
Màn hình tương tác cho phép người dùng thao tác bằng ngón tay hoặc bút lên nội dung trên màn hình.
2. Cấu tạo của màn hình tương tác
Màn hình tương tác thông minh bao gồm 5 bộ phận chính, tính năng của từng bộ phận này là:
- Màn hình cảm ứng: Bao gồm 5 lớp, đó là lớp cảm ứng đa điểm, lớp cảm ứng bút, lớp viền cảm ứng, lớp siêu cảm ứng và các lớp cấu trúc siêu mỏng hỗ trợ tăng chất lượng hình ảnh. Nhờ đó giúp người dùng có được trải nghiệm tối ưu khi sử dụng màn hình tương tác.
- Kính cường lực: Lớp kính cường lực bao bọc phía ngoài, tránh vỡ màn hình do va chạm, giúp bảo vệ thiết bị và người dùng.
- Màn hình hiển thị: Được thiết kế với công nghệ LED, LCD, OLED,… Vì vậy có thể hiển thị hình ảnh sống động, sắc nét tương tự tivi thông thường.
- Bộ Mini PC, Android tích hợp: Đây là các hệ điều hành cỡ nhỏ, được tích hợp vào màn hình để người dùng dễ dàng kết nối Internet, lưu trữ dữ liệu,… Nếu muốn người dùng có thể yêu cầu nơi bán không cần tích hợp mà sử dụng với PC rời.
- Bộ phần mềm đi kèm: Các phần mềm này chủ yếu cung cấp khả năng soạn thảo bài giảng hay quản lý lớp, nhờ đó hỗ trợ cho giảng dạy, thuyết trình,…
Màn hình cảm ứng được thiết kế 5 lớp, giúp người dùng có được trải nghiệm tối ưu.
3. 5 điểm ưu việt vượt trội của màn hình tương tác
Ngày nay, bạn có thể dễ dàng bắt gặp màn hình tương tác tại các lớp học, văn phòng,… Vậy những ưu điểm vượt trội của thiết bị này là gì để có thể thay thế những thiết bị truyền thống? Cùng tìm hiểu nhé!
3.1 Cảm ứng tương tác đa điểm
Hầu hết màn hình tương tác hiện nay sử dụng công nghệ cảm ứng điện dung – công nghệ tương tự với các thiết bị di động thường dùng. Nhờ đó có thể nhận biết cảm ứng với tác động lực rất nhỏ, mặt khác có thể phát triển theo hướng cảm ứng đa điểm, một số nhãn hàng đã phát triển lên đến 20 điểm chạm.
Tính năng này giúp nhiều người có thể tương tác với thiết bị cùng lúc, đồng thời cho phép người khác tương tác từ xa qua các thiết bị di động nếu được chia sẻ quyền tương tác vào thiết bị.
Cảm ứng đa điểm cho phép nhiều người sử dụng màn hình tương tác cùng lúc.
3.2 Đặc tính chống chói tốt
Bề mặt màn hình tương tác thường được phủ một lớp nhám mỏng, có khả năng giảm chói do ánh sáng, giúp người nghe dễ dàng quan sát nội dung trên màn hình.
Vì vậy, thiết bị có thể sử dụng cả trong nhà và ngoài trời, vượt trội hơn so với bảng trắng tương tác chỉ dùng được khi kéo kín rèm. Bởi vì, màn hình tương tác chỉ hoạt động theo khả năng phản xạ, ánh sáng mạnh sẽ khiến hình ảnh bị nguồn sáng bao phủ, người nghe không thể hình thấy được nội dung.
Màn hình tương tác có khả năng chống chói tốt, sử dụng được trong môi trường ánh sáng mạnh.
3.3 Dễ dàng sử dụng trong nhiều không gian
Màn hình tương tác được trang bị khả năng chống chói vì vậy có thể sử dụng được trong nhiều không gian khác nhau. Bên cạnh đó, màn hình có thể kết nối wifi hoặc với nhiều thiết bị mà không cần nhiều dây nối. Bạn có thể tháo lắp, di chuyển dễ dàng.
Màn hình tương tác có khả năng chống chói, kích thước đa dạng, sử dụng được trong nhiều không gian.
3.4 Nhiều phần mềm hỗ trợ
Màn hình tương tác thông minh tích hợp được nhiều phần mềm, vì vậy chỉ cần kết nối wifi là có thể truy cập và sử dụng ngay trên màn hình. Mặt khác, phần mềm cho phép các thiết bị di động ở xa kết nối và tương tác được trên màn hình, giúp người dùng dễ dàng thảo luận mà không cần ở cùng một không gian.
Ví dụ: Người dùng có thể sử dụng màn hình tương tác để truy cập tài khoản myViewBoard. Theo đó có thể sử dụng các tính năng của myViewBoard như các thiết bị thông thường, không cần quá nhiều bước cài đặt phức tạp.
Người dùng có thể truy cập và sử dụng myViewBoard ngay trên màn hình tương tác.
3.5 Tiết kiệm chi phí và năng lượng
Tuổi thọ trung bình của màn hình tương tác thông minh lên đến 50.000 giờ, tương đương với có thể sử dụng lên đến 10 giờ/ngày trong suốt 16 năm, nhờ đó tiết kiệm được chi phí thay thế. Thiết bị được tích hợp nhiều công năng từ máy tính, màn hình LCD và máy chiếu, vì vậy giúp hạn chế sử dụng nhiều thiết bị, tiết kiệm chi phí và điện năng.
Trung bình màn hình tương tác có thể sử dụng lên đến 10 giờ/ngày trong suốt 16 năm.
4. Phân biệt màn hình tương tác với màn hình TV thông thường và bảng tương tác
Màn hình tương tác thường bị nhầm lẫn với màn hình TV thông thường và bảng tương tác. Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn dễ dàng phân biệt được 2 thiết bị này.
4.1 Phân biệt màn hình tương tác với màn hình TV thông thường
Màn hình tương tác có thể xem như một màn hình TV được thiết kế chuyên dụng cho việc thuyết trình, bạn có thể thấy rõ qua các tiêu chí sau:
Tiêu chí | Màn hình tương tác | Màn hình TV thường |
Tính năng cảm ứng | Luôn có và tối ưu | Hầu như không có, chất lượng kém |
Chức năng | Trình chiếu, tương tác | Chủ yếu là trình chiếu |
Kết nối Internet | Luôn có | Có thể có hoặc không |
Khả năng cài đặt các phần mềm soạn thảo | Luôn có | Hầu như không có |
4.2 Phân biệt màn hình tương tác với bảng tương tác
Màn hình tương tác và bảng tương tác đều được dùng cho việc thuyết trình, giảng dạy, có thể chạm và tương tác trực tiếp. Điểm khác chủ yếu giữa 2 thiết bị này là:
Tiêu chí | Màn hình tương tác | Bảng tương tác |
Tính năng | Tích hợp nhiều tính năng của màn hình TV, máy chiếu, bảng tương tác,… | Thay thế bảng đen thông thường, không cần sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ như thước kẻ, phấn, khăn lau,… |
Khả năng hoạt động độc lập | Có, vì tích hợp nhiều thiết bị trong một. | Không, vì phụ thuộc vào máy chiếu, laptop,… |
Môi trường ứng dụng | Trong nhà và cả ngoài trời vì có lớp màng nhám giúp chống lóa. | Trong nhà, nơi không có nhiều ánh sáng, vì hình ảnh sẽ bị lóa bởi ánh sáng khi sử dụng ngoài trời. |
Như vậy, có thể thấy, các tính năng phục vụ cho giảng dạy và làm việc của màn hình tương tác thông minh sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn các thiết bị kỹ thuật số hiện nay. Hiện nay, thiết bị đã được ứng dụng rộng rãi, cụ thể sẽ được nêu rõ ở phần tiếp theo.
5. Ứng dụng của màn hình tương tác thông minh
Màn hình tương tác thông minh đã được ứng dụng trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, cụ thể là:
5.1 Trong mô hình lớp học thông minh
Màn hình tương tác giúp hỗ trợ chia sẻ các tệp tin đa phương tiện, đồng thời có thể hoàn toàn thay thế những tính năng của bảng đen truyền thống. Nhờ đó, các lớp học có tính tương tác tốt hơn, khuyến khích người học chủ động học tập, trao đổi.
5.2 Trong làm việc
Người dùng có thể dễ dàng chuẩn bị trước qua các phần mềm có sẵn, sau đó kết nối với màn hình tương tác thông minh để trình bày báo cáo hay ý tưởng cho công việc. Vì có khả năng cảm ứng, người dùng có thể trực tiếp dừng và giải thích rõ về từng quy trình, trường hợp hay lợi ích với những thành viên khác.
Người dùng có thể giải thích rõ ràng hơn về ý tưởng, báo cáo nhờ khả năng cảm ứng của màn hình tương tác thông minh.
5.3 Trong lĩnh vực y tế
Màn hình tương tác giúp tổ chức các buổi hội thảo, hội chẩn dễ dàng do cung cấp hình ảnh có độ nét cao, dễ sử dụng và có thể giải thích, đánh dấu những hình ảnh bất thường trên cơ thể người bệnh. Nhờ đó mọi thành viên đều dễ dàng tham gia thảo luận, hơn thể nữa, màn hình tương tác có thể giúp kết nối với những người ở xa.
Màn hình tương tác giúp tổ chức các buổi hội thảo, hội chẩn dễ dàng.
5.4 Trong đời sống
Bạn có thể bắt gặp màn hình tương tác thông minh cỡ nhỏ đóng vai trò như một bảng hướng dẫn và đăng ký thông tin tại một số khu vực như bệnh viện, nhà hàng, khách sạn,… Bên cạnh đó, một số cây ATM cũng được trang bị màn hình tương tác để người dùng có thể sử dụng đơn giản bằng cảm ứng.
Ngoài ra, một số viện bảo tàng, di tích lịch sử có trang bị màn hình tương tác để trình chiếu các đoạn phim, các thông tin lịch sử, giúp người hướng dẫn có thể thuyết minh về những di sản này dễ dàng hơn.
Một số khu bảo tàng, di tích lịch sử có ứng dụng màn hình tương tác thông minh.
6. Cách sử dụng màn hình tương tác thông minh
Các dòng màn hình tương tác sẽ có thao tác sử dụng không giống nhau, vì vậy bài viết sẽ chỉ hướng dẫn các thao tác cơ bản, đó là:
- Sử dụng tính năng cảm ứng: Người dùng chỉ cần sử dụng trực tiếp ngón tay hoặc bút chuyên dụng để thao tác lên màn hình.
- Chèn các tệp tin đa phương tiện: Người dùng có thể chèn từ cá phần mềm hỗ trợ giảng dạy, từ Internet qua khả năng kết nối wifi của màn hình, hoặc từ máy tính cá nhân.
- Sử dụng các tính năng cơ bản như bảng trắng: Thông thường màn hình tương tác sẽ có một thanh công cụ giúp thực hiện các thao tác cơ bản như viết, vẽ, xóa, chèn tệp tin đa phương tiện, liên kết với các phần mềm lưu trữ,…
- Trình chiếu bài thuyết trình: Người dùng trình chiếu bài thuyết trình từ phần mềm đã được liên kết với màn hình tương tác thông minh hoặc tải lên trực tiếp từ máy tính cá nhân.
Bạn có thể sử dụng tay hoặc bút chuyên dụng để dùng tính năng cảm ứng của màn hình tương tác.
Như vậy, hy vọng bạn đã có thể nắm rõ màn hình tương tác là gì, đồng thời đánh giá được những lợi ích mà thiết bị này có thể mang đến cho bạn. Trên thực tế, hầu hết các công ty hay tổ chức giáo dục lớn đều được trang màn hình tương tác vì có nhiều ưu điểm vượt trội, giúp tiết kiệm chi phí và năng lượng, đồng thời rất dễ sử dụng và tương tác.