Hội nghị truyền hình trực tuyến còn được gọi là teleconference. Đây là từ được ghép bởi “telecommunications” và “conference”, có nghĩa là những thành viên không có mặt trực tiếp có thể tham dự cuộc họp trực tuyến thông qua các thiết bị hỗ trợ (camera, laptop, smartphone…).
Chính nhờ tính năng này mà hầu hết tổ chức, doanh nghiệp đều có thể sử dụng. Các chương trình đào tạo ở trường đại học hoặc một số trung tâm, bệnh viện lớn cũng dễ dàng triển khai hình thức này.
Là hệ thống các thiết bị âm thanh được cài đặt trong các buổi hội nghị, hội thảo để giúp cho việc tương tác giữa những người tham gia hội thảo trở nên dễ dàng và đơn giản.
Các thiết bị âm thanh thường gặp là: Loa, amply, micro, bộ điều khiển trung tâm, Trong đó:
– Loa: được dùng để truyền phát âm thanh ra bên ngoài.
– Amply: là thiết bị âm thanh được dùng để khuếch tán tín hiệu âm thanh phát ra.
– Micro: là thiết bị thu âm thanh để phát ra loa.
– Bộ điều khiển trung tâm: được dùng để điều chỉnh cường độ âm thanh, giúp âm thanh dễ chịu và phù hợp với không gian hội nghị.
Hệ thống âm thanh thông báo (hay còn gọi là âm thanh công cộng – PA system) là giải pháp quan trọng trong việc truyền tải thông tin tới một lượng lớn người tại các khu vực công cộng như trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, nhà máy, và các khu dân cư. Với khả năng phát thông báo bằng âm thanh rõ ràng, hệ thống này giúp thông tin đến với mọi người nhanh chóng và hiệu quả, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp.
Xây dựng mô hình phòng học thông minh sẽ bao gồm nhiều thiết bị công nghệ như: bảng trắng kỹ thuật số, máy tính, camera, máy chiếu, micro, loa,… Do đó, hình thức học tập của một lớp học thông minh cũng sẽ khác biệt lớn so với hình thức học truyền thống, vì người dạy có thể ứng dụng nhiều công nghệ khác nhau vào bài giảng. Một số ví dụ tiêu biểu là:.
Hội nghị trực tuyến về Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
Chiều ngày 4/11, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến toàn quốc về Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ. Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long chủ trì hội nghị.
Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo các đơn vị gồm: Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Vụ Pháp chế, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Cục Điều tiết điện lực, Viện Năng lượng, Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia (NSMO) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)… Hội nghị cũng được kết nối trực tuyến tới các Sở Công Thương các tỉnh, thành phố và các đơn vị điện lực, tổ chức, doanh nghiệp.
Tại Hội nghị, các đại biểu ở các điểm cầu và Ban biên tập, Tổ soạn thảo đã thẳng thắn, trao đổi, thảo luận, giải đáp những thắc mắc xung quanh giá mua bán điện dư phát lên hệ thống điện quốc gia; cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia thuộc quy mô công suất theo quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch và điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia thuộc hộ gia đình, nhà ở riêng lẻ…
Nghị định 135/2024/NĐ-CP được Chính phủ ban hành và có hiệu lực từ ngày 22/10/2024. Theo đó, Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng gồm nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh được đầu tư, xây dựng theo đúng quy định của pháp luật.
Việc mua bán điện trực tiếp giữa các tổ chức, cá nhân được thực hiện theo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn.
Như vậy, Nghị định có phạm vi áp dụng mở rộng cho tất cả các đối tượng là nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh được đầu tư, xây dựng trên phạm vi cả nước.
Một trong những nội dung đáng chú ý của Nghị định số 135/2024/NĐ-CP là chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ. Cụ thể, Nghị định quy định 9 chính sách khuyến khích:
– Tổ chức, cá nhân lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực và không giới hạn công suất lắp đặt trong các trường hợp: (i) Không đấu nối với hệ thống điện quốc gia; (ii) Lắp đặt hệ thống thiết bị chống phát ngược điện vào hệ thống điện quốc gia; (iii) Hộ gia đình, nhà ở riêng lẻ phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có công suất dưới 100 kW.
– Tổ chức, cá nhân lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có công suất lắp đặt từ 1.000 kW trở lên và bán điện dư vào hệ thống điện quốc gia, thực hiện thủ tục về quy hoạch điện lực và đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định của pháp luật.
– Điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được hưởng chính sách ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật thuế hiện hành.
– Điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được rút gọn các thủ tục hành chính theo quy định pháp luật chuyên ngành hiện hành.
– Công trình xây dựng có lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ không phải thực hiện điều chỉnh, bổ sung đất năng lượng và công năng theo quy định của pháp luật.
– Điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ của hộ gia đình, nhà ở riêng lẻ; công sở và công trình được xác định là tài sản công được xác định là thiết bị công nghệ gắn vào công trình xây dựng.
– Điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia thuộc quy mô công suất theo quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch và điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia thuộc hộ gia đình, nhà ở riêng lẻ có công suất dưới 100 kW nếu không dùng hết được bán lên hệ thống điện quốc gia nhưng không quá 20% công suất lắp đặt thực tế như sau: (i) Tập đoàn Điện lực Việt Nam thanh toán cho tổ chức, cá nhân phần sản lượng điện dư phát lên hệ thống điện quốc gia nhưng không quá 20% công suất lắp đặt thực tế; (ii) Giá mua bán điện dư phát lên hệ thống điện quốc gia bằng giá điện năng thị trường bình quân trong năm trước liền kề do đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện công bố nhằm bảo đảm khuyến khích phù hợp trong từng thời kỳ phát triển của hệ thống điện quốc gia; (iii) Điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ lắp đặt trên mái công trình xây dựng là công sở hoặc công trình được xác định là tài sản công không thực hiện mua bán sản lượng điện dư.
– Hộ gia đình, nhà ở riêng lẻ phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được miễn hoặc không phải điều chỉnh giấy phép kinh doanh.
– Khuyến khích tổ chức, cá nhân tự quyết định lắp đặt hệ thống lưu trữ điện (BESS) để bảo đảm vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh, đây là Nghị định nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Do vậy, lãnh đạo Bộ Công Thương, trực tiếp là Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã liên tiếp có những buổi làm việc với các đơn vị, Tập đoàn, doanh nghiêp liên quan và có những chỉ đạo, điều hành sát sao để hướng tới mục tiêu cao nhất là sớm hoàn thiện và được Chính phủ thông qua Nghị định.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long khẳng định, Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ra đời đã đáp ứng được sự chờ đợi của cộng đồng doanh nghiệp ngành điện trong và ngoài nước; từng bước đáp ứng được nhu cầu về năng lượng của người dân, cũng như sự phát triển của nền kinh tế. Việc sớm đưa Nghị định số 135/2024/NĐ-CP vào cuộc sống sẽ giúp Việt Nam huy động được thêm các nguồn lực xã hội, các nguồn đầu tư nước ngoài tham gia vào việc phát triển, bảo đảm an ninh năng lượng của quốc gia.
Thứ trưởng cũng đánh giá cao sự nỗ lực, đóng góp vô cùng quan trọng của Ban biên tập, Tổ soạn thảo, của tất cả đại diện các Bộ, ban ngành, đặc biệt là sự tham gia của EVN, các Tổng Công ty, Công ty Điện lực tại các tỉnh, thành phố… trong việc đồng hành cùng Bộ Công Thương soạn thảo, xây dựng thành công Nghị định.
Thứ trưởng kỳ vọng, thông qua Hội nghị này, Nghị định 135/2024/NĐ-CP sẽ đi vào cuộc sống, để người dân, địa phương, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý có liên quan nắm rõ về nội dung, về những điểm mấu chốt của Nghị định. Từ đó chủ động xây dựng các kế hoạch, đầu tư, phát triển về điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Mọi nhu cầu về tư vấn giải pháp & thiết bị hội nghị truyền hình trực tuyến, âm thanh hội thảo vui lòng liên hệ KAMNEX qua số hotline: 0969.57.61.61hoặc email: info@kamnex.com
Hội nghị truyền hình trực tuyến còn được gọi là teleconference. Đây là từ được ghép bởi “telecommunications” và “conference”, có nghĩa là những thành viên không có mặt trực tiếp có thể tham dự cuộc họp trực tuyến thông qua các thiết bị hỗ trợ (camera, laptop, smartphone…).
Chính nhờ tính năng này mà hầu hết tổ chức, doanh nghiệp đều có thể sử dụng. Các chương trình đào tạo ở trường đại học hoặc một số trung tâm, bệnh viện lớn cũng dễ dàng triển khai hình thức này.
Là hệ thống các thiết bị âm thanh được cài đặt trong các buổi hội nghị, hội thảo để giúp cho việc tương tác giữa những người tham gia hội thảo trở nên dễ dàng và đơn giản.
Các thiết bị âm thanh thường gặp là: Loa, amply, micro, bộ điều khiển trung tâm, Trong đó:
– Loa: được dùng để truyền phát âm thanh ra bên ngoài.
– Amply: là thiết bị âm thanh được dùng để khuếch tán tín hiệu âm thanh phát ra.
– Micro: là thiết bị thu âm thanh để phát ra loa.
– Bộ điều khiển trung tâm: được dùng để điều chỉnh cường độ âm thanh, giúp âm thanh dễ chịu và phù hợp với không gian hội nghị.
Hệ thống âm thanh thông báo (hay còn gọi là âm thanh công cộng – PA system) là giải pháp quan trọng trong việc truyền tải thông tin tới một lượng lớn người tại các khu vực công cộng như trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, nhà máy, và các khu dân cư. Với khả năng phát thông báo bằng âm thanh rõ ràng, hệ thống này giúp thông tin đến với mọi người nhanh chóng và hiệu quả, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp.
Xây dựng mô hình phòng học thông minh sẽ bao gồm nhiều thiết bị công nghệ như: bảng trắng kỹ thuật số, máy tính, camera, máy chiếu, micro, loa,… Do đó, hình thức học tập của một lớp học thông minh cũng sẽ khác biệt lớn so với hình thức học truyền thống, vì người dạy có thể ứng dụng nhiều công nghệ khác nhau vào bài giảng. Một số ví dụ tiêu biểu là:.