Hội nghị truyền hình trực tuyến còn được gọi là teleconference. Đây là từ được ghép bởi “telecommunications” và “conference”, có nghĩa là những thành viên không có mặt trực tiếp có thể tham dự cuộc họp trực tuyến thông qua các thiết bị hỗ trợ (camera, laptop, smartphone…).
Chính nhờ tính năng này mà hầu hết tổ chức, doanh nghiệp đều có thể sử dụng. Các chương trình đào tạo ở trường đại học hoặc một số trung tâm, bệnh viện lớn cũng dễ dàng triển khai hình thức này.
Là hệ thống các thiết bị âm thanh được cài đặt trong các buổi hội nghị, hội thảo để giúp cho việc tương tác giữa những người tham gia hội thảo trở nên dễ dàng và đơn giản.
Các thiết bị âm thanh thường gặp là: Loa, amply, micro, bộ điều khiển trung tâm, Trong đó:
– Loa: được dùng để truyền phát âm thanh ra bên ngoài.
– Amply: là thiết bị âm thanh được dùng để khuếch tán tín hiệu âm thanh phát ra.
– Micro: là thiết bị thu âm thanh để phát ra loa.
– Bộ điều khiển trung tâm: được dùng để điều chỉnh cường độ âm thanh, giúp âm thanh dễ chịu và phù hợp với không gian hội nghị.
Hệ thống âm thanh thông báo (hay còn gọi là âm thanh công cộng – PA system) là giải pháp quan trọng trong việc truyền tải thông tin tới một lượng lớn người tại các khu vực công cộng như trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, nhà máy, và các khu dân cư. Với khả năng phát thông báo bằng âm thanh rõ ràng, hệ thống này giúp thông tin đến với mọi người nhanh chóng và hiệu quả, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp.
Xây dựng mô hình phòng học thông minh sẽ bao gồm nhiều thiết bị công nghệ như: bảng trắng kỹ thuật số, máy tính, camera, máy chiếu, micro, loa,… Do đó, hình thức học tập của một lớp học thông minh cũng sẽ khác biệt lớn so với hình thức học truyền thống, vì người dạy có thể ứng dụng nhiều công nghệ khác nhau vào bài giảng. Một số ví dụ tiêu biểu là:.
Hầu hết các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp hiện nay đều chọn trang bị hệ thống âm thanh hội nghị chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả cho các công việc họp hành. Để tạo nên hệ thống đó thì không thể vắng mặt một thiết bị quan trọng đó chính là micro hội thảo. Vậy nên chọn micro hội thảo có dây hay không dây cho hệ thống? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết này để được giải đáp nhé!
Vai trò quan trọng của micro dùng trong hội thảo
Micro hội thảo là một thiết bị âm thanh có chức năng thu tiếng nói sau đó chuyển về các thiết bị xử lý khuếch đại rồi phát âm thanh ra loa. Thường trong những phòng họp nhỏ với số lượng người ít người ta không dùng đến thiết bị này. Tuy nhiên với quy mô họp lớn hơn, số người tham gia đến hàng chục, hàng trăm thì bặt buộc muốn mọi người trong cuộc họp đều nghe thấy những thông tin phát biểu cần thiết thì cần dùng đến micro hội nghị.
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, các hãng sản xuất âm thanh cung cấp tới người dùng ngày càng nhiều dòng mic phục vụ hội nghị hội thảo hơn. Tiêu biểu hiện nay có 2 dòng được sử dụng chính là loại có dây và không dây. Vậy nên chọn loại nào thì phù hợp và tốt? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong phần dưới đây.
Ưu điểm của micro hội thảo có dây
Thiết bị không dùng pin mà dùng nguồn trực tiếp nên có thể hoạt động liên tục trong một thời gian dài, phù hợp với những buổi hội thảo hội nghị có thời gian diễn ra lâu.
Độ bền của sản phẩm cao hơn.
Không lo lắng về vấn đề nhiễu sóng, trùng kênh, mất tín hiệu
Tín hiệu âm thanh được truyền tải rất ổn định.
Chất lượng âm thanh thường tốt hơn, chân thực hơn.
Giá thành dòng có dây bao giờ cũng rẻ hơn rất nhiều.
Dễ bảo dưỡng, sửa chữa khi gặp lỗi hay hỏng hóc
Sản phẩm cũng dễ phối ghép với các thiết bị trong hệ thống như amply, cục đẩy công suất, mixer hay vang cơ,…
Ưu điểm của mic hội thảo không dây
Thuộc dòng sản phẩm đời mới hiện nay được các hãng trang bị rất nhiều công nghệ và tính năng hiện đại, mic hội thảo không dây có những ưu điểm như:
Sử dụng nguồn pin tiện lợi.
Không cần sử dụng dây nối nên đảm bảo thẩm mỹ tốt và có thể di chuyển vị trí mic tùy ý người dùng.
Có khả năng thu sóng ở khoảng cách xa, chất lượng tín hiệu khá ổn định
Thiết kế thường rất sang trọng, đẹp mắt.
Chất lượng âm thanh khá tốt, có khả năng giảm nhiễu, giảm hú rè.
So sánh micro hội thảo có dây và không dây
Micro có dây
Micro không dây
Ưu điểm
Truyền tín hiệu ổn địnhChất lượng âm thanh tốtĐộ bền cao, ít lỗiDễ sửa chữa, bảo dưỡngGiá thành rẻ
Không có dây nối nên đảm bảo thẩm mỹ tốtTính di động tốt, linh hoạt khi di chuyểnChất lượng âm thanh chân thực, rõ ràngLắp đặt nhanh chóng, dễ dàng
Nhược điểm
Cần sử dụng nhiều dây nối lằng nhằngThường không nhiều tính năng như loại không dâyThiết kế chưa thực sự đẹp mắtNếu dùng cho hệ thống lớn cần sử dụng rất nhiều dây nối gây khó khăn khi lắp đặt.
Sử dụng nguồn pin nên không hoạt động liên tục được lâu và mất thêm chi phí thay pinGiá thành sản phẩm cao không phù hợp với thị hiếu của người ViệtCó thể bị nhiễu sóng, trùng sóng nếu người dùng không biết cài đặt
Nên chọn loại nào cho hệ thống?
Trong 2 loại kể trên thì mỗi loại lại có ưu và nhược điểm riêng. Bạn cần dựa theo nhu cầu thực tế cũng như khả năng tài chính của mình để lựa chọn.
Trường hợp bạn muốn tiết kiệm chi phí, sử dụng cho hệ thống nhỏ mà không cần cài đặt nhiều thiết bị thì chọn loại micro hội thảo có dây sẽ tốt hơn vì giá thành của chúng thường rẻ hơn ừ 20-40% loại không dây. Chất lượng âm thanh tốt, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng họp hành.
Tuy nhiên nếu bạn muốn tính di động linh hoạt cao, có thể di chuyển thiết bị thoải mái trong phòng họp và đảm bảo tốt về mặt thẩm mỹ thì chọn dòng micro hội thảo loại không dây sẽ hợp lý hơn. Tất nhiên là giá thành của chúng thường cao hơn nhưng bù lại thì tính năng cũng nhiều và trang bị toàn công nghệ mới hàng đầu.
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn không biết chọn thiết bị nào trong hệ thống của mình thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được các chuyên gia tư tấn giúp bạn.
Trên đây là bài viết so sánh micro hội thảo có dây và không dây, ưu nhược điểm của mỗi loại và nên chọn dòng nào để sử dụng. Mong rằng với những thông tin mà VISSONIC chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn chọn được sản phẩm phù hợp với mình. Theo dõi chúng tôi để biết thêm thật nhiều thông tin bổ ích khác nữa nhé! Hẹn gặp các bạn trong những bài viết sau.
Hội nghị truyền hình trực tuyến còn được gọi là teleconference. Đây là từ được ghép bởi “telecommunications” và “conference”, có nghĩa là những thành viên không có mặt trực tiếp có thể tham dự cuộc họp trực tuyến thông qua các thiết bị hỗ trợ (camera, laptop, smartphone…).
Chính nhờ tính năng này mà hầu hết tổ chức, doanh nghiệp đều có thể sử dụng. Các chương trình đào tạo ở trường đại học hoặc một số trung tâm, bệnh viện lớn cũng dễ dàng triển khai hình thức này.
Là hệ thống các thiết bị âm thanh được cài đặt trong các buổi hội nghị, hội thảo để giúp cho việc tương tác giữa những người tham gia hội thảo trở nên dễ dàng và đơn giản.
Các thiết bị âm thanh thường gặp là: Loa, amply, micro, bộ điều khiển trung tâm, Trong đó:
– Loa: được dùng để truyền phát âm thanh ra bên ngoài.
– Amply: là thiết bị âm thanh được dùng để khuếch tán tín hiệu âm thanh phát ra.
– Micro: là thiết bị thu âm thanh để phát ra loa.
– Bộ điều khiển trung tâm: được dùng để điều chỉnh cường độ âm thanh, giúp âm thanh dễ chịu và phù hợp với không gian hội nghị.
Hệ thống âm thanh thông báo (hay còn gọi là âm thanh công cộng – PA system) là giải pháp quan trọng trong việc truyền tải thông tin tới một lượng lớn người tại các khu vực công cộng như trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, nhà máy, và các khu dân cư. Với khả năng phát thông báo bằng âm thanh rõ ràng, hệ thống này giúp thông tin đến với mọi người nhanh chóng và hiệu quả, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp.
Xây dựng mô hình phòng học thông minh sẽ bao gồm nhiều thiết bị công nghệ như: bảng trắng kỹ thuật số, máy tính, camera, máy chiếu, micro, loa,… Do đó, hình thức học tập của một lớp học thông minh cũng sẽ khác biệt lớn so với hình thức học truyền thống, vì người dạy có thể ứng dụng nhiều công nghệ khác nhau vào bài giảng. Một số ví dụ tiêu biểu là:.