Hội nghị truyền hình trực tuyến còn được gọi là teleconference. Đây là từ được ghép bởi “telecommunications” và “conference”, có nghĩa là những thành viên không có mặt trực tiếp có thể tham dự cuộc họp trực tuyến thông qua các thiết bị hỗ trợ (camera, laptop, smartphone…).
Chính nhờ tính năng này mà hầu hết tổ chức, doanh nghiệp đều có thể sử dụng. Các chương trình đào tạo ở trường đại học hoặc một số trung tâm, bệnh viện lớn cũng dễ dàng triển khai hình thức này.
Là hệ thống các thiết bị âm thanh được cài đặt trong các buổi hội nghị, hội thảo để giúp cho việc tương tác giữa những người tham gia hội thảo trở nên dễ dàng và đơn giản.
Các thiết bị âm thanh thường gặp là: Loa, amply, micro, bộ điều khiển trung tâm, Trong đó:
– Loa: được dùng để truyền phát âm thanh ra bên ngoài.
– Amply: là thiết bị âm thanh được dùng để khuếch tán tín hiệu âm thanh phát ra.
– Micro: là thiết bị thu âm thanh để phát ra loa.
– Bộ điều khiển trung tâm: được dùng để điều chỉnh cường độ âm thanh, giúp âm thanh dễ chịu và phù hợp với không gian hội nghị.
Hệ thống âm thanh thông báo (hay còn gọi là âm thanh công cộng – PA system) là giải pháp quan trọng trong việc truyền tải thông tin tới một lượng lớn người tại các khu vực công cộng như trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, nhà máy, và các khu dân cư. Với khả năng phát thông báo bằng âm thanh rõ ràng, hệ thống này giúp thông tin đến với mọi người nhanh chóng và hiệu quả, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp.
Xây dựng mô hình phòng học thông minh sẽ bao gồm nhiều thiết bị công nghệ như: bảng trắng kỹ thuật số, máy tính, camera, máy chiếu, micro, loa,… Do đó, hình thức học tập của một lớp học thông minh cũng sẽ khác biệt lớn so với hình thức học truyền thống, vì người dạy có thể ứng dụng nhiều công nghệ khác nhau vào bài giảng. Một số ví dụ tiêu biểu là:.
Hội nghị và hội thảo là hai tổ chức mà nhiều người vẫn hay bị nhầm lẫn. Nếu bạn vẫn chưa biết điểm khác biệt giữa hội nghị và hội thảo là gì thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Trong bài viết này chúng tôi không chỉ giúp bạn phân biệt hội nghị và hội thảo mà còn nếu cách tổ chức hội thảo, hội nghị chắc chắn thành công.
II. Phân biệt hội nghị và hội thảo
Hội nghị và hội thảo là 2 hình thức sự kiện phổ biến trong các doanh nghiệp và tổ chức nhà nước hiện nay. Cả hai hoạt động đều giúp chia sẻ những tồn tại, thu thập thông tin từ nhiều phía để nâng cao nhận thức vấn đề, triển khai những kế hoạch để cải thiện chất lượng của doanh nghiệp hay tổ chức nhà nước. Tuy nhiên, 2 sự kiện này vẫn có nhiều điểm khác biệt mà không phải ai cũng biết và rất dễ nhầm lẫn. Hãy cùng chúng tôi phân biệt 2 sự kiện này nhé.
1. Hội thảo là gì?
Hội thảo là một cuộc họp của một nhóm người có chung một mối quan tâm để thảo luận, tranh luận về mối quan tâm đó. Hoạt động này được triển khai để làm sáng tỏ nguyên nhân, lý do, cơ sở hình thành và nhiều nội dung liên quan vấn đề được đề cập tới để đưa ra những dự báo sơ bộ về vấn đề này.
– Các loại hội thảo thường được triển khai tại các doanh nghiệp, tổ chức nhà nước
Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm: Hội thảo này có thể triển khai ở cả trong và ngoài doanh nghiệp. Mục đích của hội thảo là để chia sẻ kinh nghiệm làm việc giữa nhân viên, đối tượng cá nhân hoặc đơn vị với nhau nhằm mở mang thêm kiến thức, trao đổi kỹ thuật, chia sẻ cách quản lý,…
Hội thảo giới thiệu sản phẩm: Đây được coi như một chiến lược marketing để giới thiệu các sản phẩm mới, các dịch vụ mới tới khách hàng và những người quan tâm. Từ hội thảo này, doanh nghiệp có thể truyền tải những thông tin thú vị về sản phẩm của mình cũng như nhận được những phản hồi trực tiếp từ khách hàng.
Hội thảo chuyên ngành: Hội thảo này thường được tổ chức giữa một nhóm người trong một lĩnh vực cụ thể, họ có chung một mối quan tâm và tập trung để thảo luận, phân tích các vấn đề liên quan đến lĩnh vực đó. Trong hội thảo này, các chuyên gia trong lĩnh vực đó được coi như chủ tọa, người tham dự sẽ là những người lắng nghe và đưa ra câu hỏi.
2. Hội nghị là gì?
Cũng giống như hội thảo, hội nghị là cuộc họp giữa một nhóm người có chung mối quan tâm. Tuy nhiên, mục đích của cuộc họp này là để tìm kiếm giải pháp phù hợp cho vấn đề đó, dựa trên số liệu sẵn có, họ sẽ nêu ra những điểm hạn chế và tồn tại để rút kinh nghiệm ở những lần tiếp theo.
– Các loại hội nghị phổ biến
Hội nghị tổng kết năm: Đây là hoạt động thường niên ở hầu hết các doanh nghiệp vào dịp cuối năm. Hội nghị sẽ giúp tổng kết những gì đã làm được trong một năm qua rồi dựa trên cơ sở đó để phát huy những điểm mạnh và rút kinh nghiệm những điểm tồn tại, giúp định hướng tốt hoạt động ở những năm tới.
Hội nghị hợp tác đầu tư và phát triển: Hội nghị này được triển khai để thảo luận về các dự án đầu tư tiềm năng, phân tích các vấn đề liên quan để đưa ra những kế hoạch phát triển, thúc đẩy đầu tư.
Hội nghị khách hàng: Sự kiện này được triển khai với đối tượng chính là khách hàng và các đối tác đã gắn bó lâu dài với công ty. Hội nghị như một lời tri ân, cảm ơn khách hàng, đối tác đã luôn tin tưởng và ủng hộ vào các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
III. Cách tổ chức hội thảo, hội nghị nhất định thành công
Để có thể tổ chức một buổi hội nghị hội thảo thành công, bạn cần phải lên kế hoạch cụ thể, đầy đủ các bước để không bỏ sót bất kỳ chi tiết nào. Kế hoạch sẽ phải có 3 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị và xác định mục tiêu, đối tượng, chủ đề
Đây là giai đoạn đầu tiên và cũng là giai đoạn quan trọng để có một cuộc hội thảo, hội nghị thành công. Trong giai đoạn này, bạn cần phải làm đủ các bước sau:
Xác định mục tiêu, chủ đề của hội nghị, hội thảo.
Xác định đối tượng tham dự, những người liên quan đến vấn đề cần thảo luận.
Tùy theo số lượng người mà hãy chọn địa điểm thích hợp, không gian quá bé hay quá lớn so với số người tham dự sẽ làm ảnh hưởng đến độ chuyên nghiệp của sự kiện.
Để hội thảo, hội nghị đạt được mục đích, khâu truyền thông về sự kiện là rất quan trọng. Bạn cần đẩy mạnh bước này để người tham gia đi đầy đủ.
Giai đoạn 2: Tổ chức hội nghị hội thảo
Nội dung hội thảo phải được định rõ và có mục tiêu, không lan man tránh làm người tham dự cảm thấy mệt mỏi, vô nghĩa.
Bố cục chương trình rõ ràng để hoạt động không bị rối tung.
Thiết bị phòng họp phải được chuẩn bị đầy đủ và cẩn thận để không người tham dự có thể phát biểu dễ dàng, thoải mái.
Đảm bảo thời gian chương trình chạy đúng tiến độ là yêu cầu hàng đầu của một buổi hội nghị, hội thảo. Nếu thảo luận quá ngắn sẽ khiến cho sự kiện bị hụt, thiếu hiệu quả, nếu thảo luận quá dài sẽ làm cho người tham dự bị mệt mỏi.
Giai đoạn 3: Hội nghị kết thúc
Hội nghị kết thúc bạn nên khái quát lại nội dung cuộc họp bằng video để người tham dự nắm rõ nội dung hơn.
Gửi quà tặng cho người tham dự cũng là hành động thể hiện tính chuyên nghiệp khi tổ chức hội thảo, hội nghị.
=> Mọi thắc mắc về thông tin sản phẩm hoặc có nhu cầu tư vấn về thiết kế phòng họp, khách hàng có thể liên hệ với Kamnex qua HOTLINE: 0969.57.61.61 Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ!
** Khi mua sản phẩm của Kamnex khách hàng sẽ được nhận tất cả các quyền lợi sau:– Miễn phí dùng thử sản phẩm chính hãng 100% – Miễn phí tư vấn thiết kế và xây dựng phòng họp trực tuyến theo phong cách riêng – Miễn phí dịch vụ bảo trì cho các khách hàng tiềm năng – Hỗ trợ kỹ thuật 24/7 trong quá trình sử dụng
Hội nghị truyền hình trực tuyến còn được gọi là teleconference. Đây là từ được ghép bởi “telecommunications” và “conference”, có nghĩa là những thành viên không có mặt trực tiếp có thể tham dự cuộc họp trực tuyến thông qua các thiết bị hỗ trợ (camera, laptop, smartphone…).
Chính nhờ tính năng này mà hầu hết tổ chức, doanh nghiệp đều có thể sử dụng. Các chương trình đào tạo ở trường đại học hoặc một số trung tâm, bệnh viện lớn cũng dễ dàng triển khai hình thức này.
Là hệ thống các thiết bị âm thanh được cài đặt trong các buổi hội nghị, hội thảo để giúp cho việc tương tác giữa những người tham gia hội thảo trở nên dễ dàng và đơn giản.
Các thiết bị âm thanh thường gặp là: Loa, amply, micro, bộ điều khiển trung tâm, Trong đó:
– Loa: được dùng để truyền phát âm thanh ra bên ngoài.
– Amply: là thiết bị âm thanh được dùng để khuếch tán tín hiệu âm thanh phát ra.
– Micro: là thiết bị thu âm thanh để phát ra loa.
– Bộ điều khiển trung tâm: được dùng để điều chỉnh cường độ âm thanh, giúp âm thanh dễ chịu và phù hợp với không gian hội nghị.
Hệ thống âm thanh thông báo (hay còn gọi là âm thanh công cộng – PA system) là giải pháp quan trọng trong việc truyền tải thông tin tới một lượng lớn người tại các khu vực công cộng như trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, nhà máy, và các khu dân cư. Với khả năng phát thông báo bằng âm thanh rõ ràng, hệ thống này giúp thông tin đến với mọi người nhanh chóng và hiệu quả, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp.
Xây dựng mô hình phòng học thông minh sẽ bao gồm nhiều thiết bị công nghệ như: bảng trắng kỹ thuật số, máy tính, camera, máy chiếu, micro, loa,… Do đó, hình thức học tập của một lớp học thông minh cũng sẽ khác biệt lớn so với hình thức học truyền thống, vì người dạy có thể ứng dụng nhiều công nghệ khác nhau vào bài giảng. Một số ví dụ tiêu biểu là:.